Giun đất là loại động vật vô hại. Làm tơi xốp đất:giun đất đào xới và di chuyển bên dưới đất nên được ví như những thợ đào xới tự nhiên. Việc đào đất sẽ làm cho đất được tơi xốp, thông thoáng hơn.Những nơi tập trung nhiều giun đất, thì đất sẽ phì nhiêu, màu mỡ hơn. Phân giải, bổ sung mùn hữu cơ:giun đất ăn chủ yếu là xác bã thực vật,lá và cành cây, vỏ trái cây, Các chất hữu cơ được phân giải qua hệ thống tiêu hóa của ruột giun và thải ra ngoài dưới dạng mùn. Góp phần làm cho đấtgiàu mùnvàhữu cơhơn. Bổ sung dinh dưỡng cho đất và cây trồng
Vì vậy, việc khai thác giun đất bằng phương pháp sử dụng máy kích điện, để lại hậu quả rất nghiêm trọng đến chất lượng đất đai, gây tổn thương đến các loài sinh vật cải tạo đất, các loài vi sinh vật có ích, đồng thời tác động xấu đến rễ non của cây trồng, gây đột biến các loài sinh vật khác, gây mất cân bằng hệ sinh thái trong đất và gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Qua theo dõi, hiện nay trên địa bàn thôn Muốt có nhiều hộ gia đình, cá nhân trong thôn đã móc nối với các đối tượng ở các địa phương khác từ các xã Cẩm Tú, thị trấn Phong Sơn, đến địa bàn sử dụng bộ xung điện để đánh bắt giun đất; việc khai thác giun đất cũng như các loại sinh vật khác trong đất bằng bất kỳ hình thức nào làm ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất, sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, phá vỡ đa dạng sinh học và hủy hoại môi trường đất đều bị pháp luật nghiêm cấm. Trước tình hình trên Chủ tịch UBND xã đề nghị: các thôn, cơ quan đơn vị, các lĩnh vực liên quan và các chủ rừng khẩn trương triển khai ngay một số nội dung sau:
Các thôn trên địa bàn xã: Tổ chức truyên truyền, thông báo trên hệ thống loa của thôn, đến mọi người dân trên địa bàn được biết, về việc sử dụng xung điện để đánh bắt giun đất, cũng như các loại sinh vật khác trong đất bằng bất kỳ hình thức nào, đều bị pháp luật nghiêm cấm;
Tổ chức cho các hộ gia đình và cá nhân trong thôn được nhà nước giao đất, giao rừng, ký cam kết thực hiện trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, với Chủ tịch UBND xã
Các chủ rừng: Trên cơ sở được Nhà nước giao đất, giao rừng thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng; Thường xuyên tuần tra, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng, được Nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng, nếu phát hiện các đối tượng, sử dụng súng săn, các loại bẫy bắt động vật rừng và đặc biệt là sử dụng các loại xung điện, để đánh bắt động vật rừng, (giun đất trên đất lâm nghiệp), phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương, ban thôn hoặc ủy ban nhân dân xã, đồng thời phối hợp truy bắt các đối tượng cùng lực lượng chức năng; ký cam kết, thực hiện trách nhiệm, trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, với Chủ tịch UBND xã.