Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198437

Cảnh giác nguy cơ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ thực phẩm không nhãn mác,​thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng rong trên đường.

Ngày 01/08/2023 10:00:00

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên cảnh báo tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính liên quan đến độc tố Botulinum từ các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên cảnh báo tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính liên quan đến độc tố Botulinum từ các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hoặc không rõ nhãn mác, thương hiệu. Hậu quả là có những trường hợp diễn tiến nặng hoặc tử vong khi sử dụng các sản phẩm này. Botulinum là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm cấp tính, thường xuất hiện ở các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến đóng gói hoặc bảo quản không phù hợp. Đây là một dạng ngộ độc gây ra những biến chứng vô cùng nặng nề có thể dẫn đến tử vong. Bên cạnh Botulinum thì việc chế biến, bảo quản thực phẩm không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh cũng có thể dẫn đến việc ngộ độc thực phẩm do các tác nhân khác như vi sinh, hóa học và vật lý. Chính vì vậy, việc mua bán, sử dụng thực phẩm cần chú trọng đến nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, xuất xứ hàng hóa, trong trường hợp xảy ra sự cố mất an toàn về thực phẩm, các cơ quan chức năng có thể kịp thời truy xuất nguồn gốc cũng như điều tra, xử lý, ngăn chặn việc lây lan tình trạng mất an toàn, dẫn đến ngộ độc thực phẩm trên diện rộng.

Ngày nay, do thói quen cũng như tính chất công việc, một bộ phận người dân thường lựa chọn mua sắm thực phẩm, nguyên liệu từ những người kinh doanh hàng rong, thức ăn đường phố. Ưu điểm của việc mua sắm này là người dân không cần đi ra đường mà hàng hóa thực phẩm có thể mang đến tận nhà, hoặc có thể mua và sử dụng ngay trên các tuyến đường mà không tốn thời gian chế biến. Tuy nhiên, việc này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm. Từ đầu năm 2023 đế nay, trên cả nước đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến ngộ độc thực phẩm từ hàng rong, thức ăn đường phố và cả những nơi phát thực phẩm từ thiện. Nguyên nhân chủ yếu là do khâu lựa chọn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, nhãn mác, hạn sử dụng, quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh, quá trình bảo quản, vận chuyển không phù hợp với loại thực phẩm. Từ đó dẫn đến việc thực phẩm bị ôi thiêu, hỏng mốc, gây tình trạng ngộ độc cho người sử dụng. Cũng chính vì loại hình kinh doanh không có địa chỉ cố định như vậy nên khi xảy ra vấn đề sự cố mất an toàn thực phẩm gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

Chính vì vậy, chúng ta cần lựa chọn, sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, nhãn mác, xuất xứ, hạn sử dụng đầy đủ. Không mua, bán, tiêu thụ những thực phẩm không đảm bảo các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật. Khi phát hiện tình trạng sản xuất, kinh doanh, mua bán hàng hóa là thực phẩm mà không có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng cần báo cho cơ quan chức năng để kịp thời xử lý. Đó là trách nhiệm của mỗi người dân, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng theo Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, các hành vi vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm có thể bị xử phạt lên đến hàng trăm triệu, thu hồi giấy phép hoạt động. Trong trường hợp sử dụng các hóa chất ngoài danh mục cho phép, hoạt động sản xuất, kinh doanh gây ngộ độc thực phẩm tập thể số lượng lớn, hoặc dẫn đến tử vong có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ban biên tập trang TTĐT

Cảnh giác nguy cơ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ thực phẩm không nhãn mác,​thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng rong trên đường.

Đăng lúc: 01/08/2023 10:00:00 (GMT+7)

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên cảnh báo tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính liên quan đến độc tố Botulinum từ các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên cảnh báo tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính liên quan đến độc tố Botulinum từ các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hoặc không rõ nhãn mác, thương hiệu. Hậu quả là có những trường hợp diễn tiến nặng hoặc tử vong khi sử dụng các sản phẩm này. Botulinum là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm cấp tính, thường xuất hiện ở các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến đóng gói hoặc bảo quản không phù hợp. Đây là một dạng ngộ độc gây ra những biến chứng vô cùng nặng nề có thể dẫn đến tử vong. Bên cạnh Botulinum thì việc chế biến, bảo quản thực phẩm không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh cũng có thể dẫn đến việc ngộ độc thực phẩm do các tác nhân khác như vi sinh, hóa học và vật lý. Chính vì vậy, việc mua bán, sử dụng thực phẩm cần chú trọng đến nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, xuất xứ hàng hóa, trong trường hợp xảy ra sự cố mất an toàn về thực phẩm, các cơ quan chức năng có thể kịp thời truy xuất nguồn gốc cũng như điều tra, xử lý, ngăn chặn việc lây lan tình trạng mất an toàn, dẫn đến ngộ độc thực phẩm trên diện rộng.

Ngày nay, do thói quen cũng như tính chất công việc, một bộ phận người dân thường lựa chọn mua sắm thực phẩm, nguyên liệu từ những người kinh doanh hàng rong, thức ăn đường phố. Ưu điểm của việc mua sắm này là người dân không cần đi ra đường mà hàng hóa thực phẩm có thể mang đến tận nhà, hoặc có thể mua và sử dụng ngay trên các tuyến đường mà không tốn thời gian chế biến. Tuy nhiên, việc này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm. Từ đầu năm 2023 đế nay, trên cả nước đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến ngộ độc thực phẩm từ hàng rong, thức ăn đường phố và cả những nơi phát thực phẩm từ thiện. Nguyên nhân chủ yếu là do khâu lựa chọn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, nhãn mác, hạn sử dụng, quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh, quá trình bảo quản, vận chuyển không phù hợp với loại thực phẩm. Từ đó dẫn đến việc thực phẩm bị ôi thiêu, hỏng mốc, gây tình trạng ngộ độc cho người sử dụng. Cũng chính vì loại hình kinh doanh không có địa chỉ cố định như vậy nên khi xảy ra vấn đề sự cố mất an toàn thực phẩm gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

Chính vì vậy, chúng ta cần lựa chọn, sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, nhãn mác, xuất xứ, hạn sử dụng đầy đủ. Không mua, bán, tiêu thụ những thực phẩm không đảm bảo các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật. Khi phát hiện tình trạng sản xuất, kinh doanh, mua bán hàng hóa là thực phẩm mà không có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng cần báo cho cơ quan chức năng để kịp thời xử lý. Đó là trách nhiệm của mỗi người dân, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng theo Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, các hành vi vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm có thể bị xử phạt lên đến hàng trăm triệu, thu hồi giấy phép hoạt động. Trong trường hợp sử dụng các hóa chất ngoài danh mục cho phép, hoạt động sản xuất, kinh doanh gây ngộ độc thực phẩm tập thể số lượng lớn, hoặc dẫn đến tử vong có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ban biên tập trang TTĐT

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198437