Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198437

Bình đẳng giới thực trạng và giải pháp

Ngày 04/06/2021 16:23:10

Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là 1 trong số các quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua, đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Chiến lược bình đẳng giới. Tuy nhiên, vấn đề định kiến giới, bạo lực trên cơ sở giới vẫn còn nhiều nhức nhối, tỉ lệ phụ nữ bị xâm hại, bạo lực còn ở mức rất cao.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì giai đoạn từ năm 2011 - 2015, số nạn nhân bị bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia là 120.452 lượt người. Bạo lực đối với phụ nữ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho phát triển kinh tế và sức khỏe thể chất, tinh thần phụ nữ. Vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh có xu hướng tiếp tục tăng và lan rộng ở cả nông thôn, thành thị, ở tất cả các vùng, miền. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự báo đến năm 2050, Việt Nam sẽ thiếu từ 2,3 đến 4,3 triệu phụ nữ. Sự bất bình đẳng về giáo dục vẫn còn tồn tại khi tỷ lệ học sinh nữ ở cấp tiểu học và THCS thấp hơn học sinh nam, nhất là ở các vùng nông thôn nghèo và vùng dân tộc thiểu số. Việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế. Tỷ lệ tử vong sản phụ còn cao so với một số nước trong khu vực. Các nghiên cứu và thực tiễn đã chứng minh, giữa phụ nữ và nam giới chỉ có sự khác biệt về mặt sinh học chứ không có sự khác biệt về mặt xã hội.

Để điều chỉnh, giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ định kiến giới là một quá trình khó khăn đòi hỏi phải tiến hành liên tục, đồng bộ, kiên trì và sáng tạo. Trong đó, việc đầu tiên là tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa 3 môi trường: giáo dục, nhà trường, gia đình và xã hội. Theo đó, muốn xóa bỏ định kiến giới phải xem giáo dục bình đẳng giới là một trong những nội dung giáo dục chính và được lồng ghép trong chương trình của các cấp học, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học. Nhiều chuyên gia về giới nêu quan điểm, cùng với việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, truyền thông và các giải pháp về chính sách pháp luật… thì việc đánh thức tiềm năng sống cùng với những đam mê, khát vọng, ý chí và bản lĩnh của người phụ nữ, phát huy ý thức trách nhiệm, sự thấu cảm, sẻ chia và những kỹ năng còn tiềm ẩn ở nam giới cũng là một cách tích cực nhằm từng bước xóa mờ những định kiến giới, thay đổi diện mạo xã hội, tiến tới bình đẳng giới. Những con số thống kê trên cho thấy rào cản và thách thức trong quá trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và xóa bỏ định kiến giới.

Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực cố gắng tăng cường nhận thức về bình đẳng giới, thay đổi thái độ và tư tưởng về giới vốn là định kiến trong xã hội; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc giải quyết vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là ở các nhóm yếu thế và trong các lĩnh vực có tính chiến lược như giáo dục, y tế, việc làm. Hiện nay, Chính phủ đang xây dựng Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 trên cơ sở xác định những vấn đề bất bình đẳng giới cần ưu tiên giải quyết.

Bình đẳng giới thực trạng và giải pháp

Đăng lúc: 04/06/2021 16:23:10 (GMT+7)

Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là 1 trong số các quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua, đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Chiến lược bình đẳng giới. Tuy nhiên, vấn đề định kiến giới, bạo lực trên cơ sở giới vẫn còn nhiều nhức nhối, tỉ lệ phụ nữ bị xâm hại, bạo lực còn ở mức rất cao.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì giai đoạn từ năm 2011 - 2015, số nạn nhân bị bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia là 120.452 lượt người. Bạo lực đối với phụ nữ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho phát triển kinh tế và sức khỏe thể chất, tinh thần phụ nữ. Vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh có xu hướng tiếp tục tăng và lan rộng ở cả nông thôn, thành thị, ở tất cả các vùng, miền. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự báo đến năm 2050, Việt Nam sẽ thiếu từ 2,3 đến 4,3 triệu phụ nữ. Sự bất bình đẳng về giáo dục vẫn còn tồn tại khi tỷ lệ học sinh nữ ở cấp tiểu học và THCS thấp hơn học sinh nam, nhất là ở các vùng nông thôn nghèo và vùng dân tộc thiểu số. Việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế. Tỷ lệ tử vong sản phụ còn cao so với một số nước trong khu vực. Các nghiên cứu và thực tiễn đã chứng minh, giữa phụ nữ và nam giới chỉ có sự khác biệt về mặt sinh học chứ không có sự khác biệt về mặt xã hội.

Để điều chỉnh, giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ định kiến giới là một quá trình khó khăn đòi hỏi phải tiến hành liên tục, đồng bộ, kiên trì và sáng tạo. Trong đó, việc đầu tiên là tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa 3 môi trường: giáo dục, nhà trường, gia đình và xã hội. Theo đó, muốn xóa bỏ định kiến giới phải xem giáo dục bình đẳng giới là một trong những nội dung giáo dục chính và được lồng ghép trong chương trình của các cấp học, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học. Nhiều chuyên gia về giới nêu quan điểm, cùng với việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, truyền thông và các giải pháp về chính sách pháp luật… thì việc đánh thức tiềm năng sống cùng với những đam mê, khát vọng, ý chí và bản lĩnh của người phụ nữ, phát huy ý thức trách nhiệm, sự thấu cảm, sẻ chia và những kỹ năng còn tiềm ẩn ở nam giới cũng là một cách tích cực nhằm từng bước xóa mờ những định kiến giới, thay đổi diện mạo xã hội, tiến tới bình đẳng giới. Những con số thống kê trên cho thấy rào cản và thách thức trong quá trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và xóa bỏ định kiến giới.

Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực cố gắng tăng cường nhận thức về bình đẳng giới, thay đổi thái độ và tư tưởng về giới vốn là định kiến trong xã hội; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc giải quyết vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là ở các nhóm yếu thế và trong các lĩnh vực có tính chiến lược như giáo dục, y tế, việc làm. Hiện nay, Chính phủ đang xây dựng Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 trên cơ sở xác định những vấn đề bất bình đẳng giới cần ưu tiên giải quyết.

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198437