Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198437

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 02/02/2024 11:04:05

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết "Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng". VOV trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.

Như chúng ta đềuđãbiết,ĐảngCộng sản Việt Nam đượcthành lập vào ngày3/2/1930,có nghĩa làđếnngày3/2/2025 tới đây,Đảng ta sẽ tròn 95tuổi,và đến năm 2030 sẽ tròn 100 tuổi.Đây lànhữngmốc sonchói lọi,cóý nghĩa lịch sửto lớncủa Đảng,củaĐất nước và Dân tộc ta.

Hiện nay,toàn Đảng,toàn dân và toàn quântađangchung sức đồng lòng,tranh thủ mọi thời cơvàthuận lợi,vượt qua mọi khó khăn vàthách thức,quyết tâmthực hiện thắng lợi nhiều chủ trương,mục tiêu,nhiệm vụ đượcđề ratrongNghị quyết Đại hội XIII của Đảng;đồng thời,khởi động quá trình chuẩnbị chođại hộiđảng bộ các cấp,tiến tới Đại hộiđại biểutoàn quốclần thứXIV của Đảng.

bai viet cua tong bi thu nguyen phu trong nhan ky niem 94 nam ngay thanh lap Dang cong san viet nam hinh anh 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại hội XIV sẽ đi sâu kiểm điểm,đánh giáviệc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII,tổng kết 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,từ đó rút ra những bài học quan trọng;xác địnhphương hướng,mục tiêu,nhiệm vụ của toàn Đảng,toàn dân,toàn quân ta trong 5 năm tới (2026 - 2030);tiếp tục thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 -2030).

Đại hội XIV sẽlạilà một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của đất nước ta,dân tộc ta,có ý nghĩa định hướng tương lai;khích lệ,cổ vũ,động viên toàn Đảng,toàn dân,toàn quân ta tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội,khẳng định đây là sự lựa chọn đúng đắn,sángsuốt,phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại;tiếp tục đẩy mạnh toàn diệnvà đồng bộcôngcuộc đổi mới,bảo vệ vững chắc Tổ quốc;phấn đấu đến năm 2030,kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước tasẽlà nước đang phát triển,có công nghiệp hiện đại,thu nhập trung bình cao.

Để góp phầnthiết thực kỷ niệmNgày thành lập Đảng 3/2/2024,khơi dậy niềm tự hào về Đảng quang vinh,Bác Hồ vĩ đại,Dân tộcViệt Namanh hùng;tăng cường niềm tinđối vớisự lãnh đạo củaĐảng vàtương laitươi sáng của Đất nướcta,Dân tộc ta;cũng nhưnêu caohơn nữatrách nhiệmcủa cán bộ,đảng viên trong toàn hệ thống chính trị,tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước và cách mạngcủa toàn dân tộc,quyết tâm xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh,văn minh,văn hiến và anh hùng,chúng ta cần nhìn lại,đánh giá một cách khách quan,toàn diệnnhững kết quả,thành tựuvàbài học kinh nghiệmchủ yếu màĐảng ta,Đất nước ta,Dân tộctađãđạtđược qua các chặng đường lịch sử:

(1)Đảng ra đời,lãnh đạo cách mạng,giành chính quyền (từ năm 1930 đến năm1945);(2)Toàn quốc kháng chiến,lập lại hoàbình ở miền Bắc (từ năm1946đếnnăm 1954);(3)Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miềnBắc;đấu tranh giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước(từ năm1955 đến năm 1975);(4)Khắc phục hậu quả chiến tranh,bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,từngbước đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1976 đến năm 1985);(5)Tiến hành công cuộc đổi mới,xây dựng đất nước tangày càngđàng hoànghơn,to đẹp hơn;mở rộng quan hệ đối ngoại,chủ động,tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng;đất nước ta chưa bao giờcó được cơ đồ,tiềm lực,vị thế và uy tín quốc tế nhưngày nay (từ năm 1986 đếnnay);(6)vàtừ nay đếnnăm2030,kỷ niệm100nămNgàythành lập Đảng.

Từ đó,đềra cácnhiệm vụ và giải pháp nhằm tiếp tụcnâng cao năng lực lãnh đạo - cầm quyền của Đảng;đẩy mạnh đồng bộvàtoàn diện công cuộc đổi mới;thực hiện thắng lợi mục tiêumàĐại hội XIII của Đảng đã đề ralà đến năm 2025 và năm 2030xây dựng đất nướcta ngày cànggiàu mạnh,dân chủ,phồn vinh,văn minh,hạnh phúc,theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bài viếtnày là một trong nhữngý tưởngtheo tinh thần nêu trênvàxinđược trình bày theobố cục gồm 3 phần chính như sau:

PHẦN THỨ NHẤT:ĐẢNGTARA ĐỜI,LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNHĐỘC LẬPDÂN TỘC,GIẢI PHÓNG MIỀN NAM,THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta đã chứng minh rằng,yêu nước và giữ nước,kiên quyết chống ngoại xâm,bảo vệ độc lập,chủ quyền và thống nhất đất nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dântộcta. Nối tiếp truyền thống đó,từ giữa thế kỷ XIX,khi thực dân Pháp xâm lược nước ta,không cam chịulàmthân phận nô lệ,Nhân dân ta đã liên tiếp vùng lên đấu tranh qua các phong trào yêu nước diễn ra liên tục và mạnh mẽ bằng nhiều con đường với nhiều khuynh hướng khác nhau. Từ con đường cứu nước của các sĩ phu cho đến các cuộc khởi nghĩa nông dân vàcon đường cách mạng tư sản...mặc dù đã đấu tranh rất kiên cường,đầy tâm huyết và chịu những hy sinh to lớn,song,do hạn chế lịch sử,nhất là thiếu một đường lối đúng,các phong trào đóđãkhông thành công. Lịch sử đòi hỏi phải tìm con đường mới.

Năm 1911,người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (tức là Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta) đã ra đi tìm con đường mới cho sự nghiệp cứu nước,đấu tranh giành độc lập dân tộc. Mang trong mình khát vọng lớn lao,cháy bỏng,Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin,tìm thấy ở học thuyết cách mạng này con đường cứu nước đúng đắn -con đường cách mạng vô sản. Sau nhiều năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài,Người đã kiên trì nghiên cứu,học tập,vận dụng sáng tạo và từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam,dày công chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc thành lập một đảng cách mạng chân chính.Ngày03/02/1930,Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp ở bán đảo Cửu Long,thuộc Hồng Kông (Trung Quốc),dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc,đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta thành một Đảng duy nhất,lấy tênlàĐảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một bước ngoặt lịch sử trọng đại,chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về tổ chức vàđường lối của cách mạng Việt Nam.

Việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước;chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng.Luậncương chính trị đầu tiên của Đảngđược thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã xác định con đường cơ bản của cách mạng Việt Nam,đáp ứng yêu cầu cấp thiết củaDân tộc và nguyện vọng tha thiết củaNhân dân.

Sau khi ra đời,gắn bó máu thịt vớiNhân dân,đượcNhân dân đồng tình,ủng hộ và tin tưởng tuyệt đối;chỉ trong vòng 15 năm,Đảng ta đã lãnh đạo cuộc đấu tranhgiải phóng dân tộc,tiến hành ba cao trào cách mạng:Cao trào cách mạng 1930 - 1931,với đỉnh cao là phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh;Cao trào cách mạng đòi dân sinh,dân chủ (1936 - 1939)vàCao trào cách mạng giải phóng dân tộc(1939 - 1945),để đến năm 1945,khi thời cơ cách mạng chín muồi,Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạngTháng Tám năm 1945"long trời,lở đất",thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào ngày02/9/1945 (năm2025chúng tasẽkỷ niệm tròn80năm).

Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời,cách mạng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn,thử thách;cùng một lúc phải đương đầu với"giặc đói,giặc dốt và giặc ngoại xâm". Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó,Đảng đã lãnh đạoNhân dân ta vượt qua tình thế"ngàn cân treo sợi tóc",kiên cường bảo vệ và xây dựng chính quyền non trẻ,đồng thời tích cực chuẩn bịvềmọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trên cơ sở đường lối kháng chiến"toàn dân", "toàn diện", "trường kỳ", "dựa vào sức mình là chính",phát huy truyền thống đoàn kết,yêu nước củatoàn dân tộc,Đảngtađã lãnh đạoNhân dântalần lượt đánh bại mọi âm mưu,kế hoạch xâm lược của kẻ thù,đặc biệt là thắng lợi trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 với đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ"lừng lẫy năm châu,chấn động địa cầu",buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneve (năm 1954),chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Từ năm 1955đến năm 1975,đất nướcta lạibị chia cắt làm hai miền. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,miền Bắc vừa nỗ lực xây dựng chủ nghĩa xã hộivà chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,vừa dốc sức làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớnmiền Nam. Nhân dân miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh kiên cường để giành độc lập dân tộc,thống nhất đất nước. Với tinh thần"thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,nhất định không chịu làm nô lệ", "không có gì quý hơn độc lập,tự do";trên cơ sở đường lối đúng đắn,sáng tạo của Đảng,với sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc,quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ,giải phóng hoàn toàn miền Nam,thống nhất đất nước,thu giang sơn về một mối vào ngày 30/4/1975. Thắng lợi đó"mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất,một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người Việt Nam,và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX,một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc"(năm2025chúng tasẽkỷ niệm tròn50 năm).

bai viet cua tong bi thu nguyen phu trong nhan ky niem 94 nam ngay thanh lap Dang cong san viet nam hinh anh 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dự Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV

Trong lúc phải khẩn trương khắc phục những hậu quả vô cùngnặng nề do chiến tranh để lại,Nhân dân Việt Nam lại tiếptục phải đương đầu với những cuộc chiến tranh mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,quân và dân ta vừa tập trung khôi phục kinh tế- xã hội,vừa chiến đấu bảo vệ biên giới,giữ vữngđộclập,chủ quyền,toàn vẹnlãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc;đồng thời,làm tròn nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi hoạdiệt chủng và tiến hành công cuộc hồi sinh đất nước.

Nhìn lại chặng đường 1930 - 1975,chúng ta rất đỗitự hào,tin tưởng và biết ơnsâu sắcĐảng quang vinh,Bác Hồ vĩ đại đãluôn luônsáng suốt lãnh đạocách mạng Việt Namđi từ thắng lợivang dộinày đến thắng lợivang dộikhác,viết tiếp vào lịch sử của Dân tộcViệt Namvăn hiến và anh hùng những trang vàng chói lọi,được thế giới ngưỡng mộ,đánh giá cao:Tiến hành thắng lợi cuộcCách mạngThángTámlong trời lở đất,giành chính quyềnvề tay Nhân dân,đưa nước ta ra khỏi ách nô lệcủa thực dân,đế quốcvào năm 1945;Trường kỳkháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,kết thúc bằng Hiệp định Geneve và thắng lợi của chiến dịch Điện Biên phủ lừng lẫy năm châu,chấn động địa cầu;Vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốcMỹ ởmiền Bắc,vừa đấu tranh chống Mỹ cứu nước,giải phóngmiền Nam,thống nhất đất nước,kết thúc bằngchiến dịch Điện Biên Phủ trên không vàchiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

PHẦN THỨ HAI:ĐẢNGLÃNH ĐẠOKHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH;TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚIVÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ;XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TANGÀY CÀNGĐÀNG HOÀNG HƠN,TO ĐẸP HƠN

Sau khi đất nướcđượcthống nhất,nước ta phải đối mặt với nhiều hậu quả rất nặng nề của 30 năm chiến tranh để lại.Để khắc phục hậu quả chiến tranh,tiếp tục xây dựngchủ nghĩaxã hội trênphạm vicả nước,Đảng ta đã tập trung lãnh đạo xâydựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5năm 1976 - 1980 và 1981-1985.Quađó,hạ tầng kinh tế- xãhội,nhất là các cơ sở công nghiệp,nông nghiệp,y tế,giáo dục- đào tạo,giao thông,thuỷlợitừng bước được khôi phục. Kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể được chăm lo phát triển,có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên,trước những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốctrong điều kiện đất nước đã hoàbình,để khắc phục những bất cập của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu,bao cấp,dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm sau chiến tranh,trên cơ sở tổng kết sáng kiến,sángtạo trong thực tiễn của Nhân dân,Đảng ta đã tiến hànhcông cuộcđổi mới,trước hết là đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội,từng phần trong nông nghiệp,công nghiệpvàtừng bước hình thànhĐường lối đổi mới đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986),trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình đất nước và qua quá trình tìm tòi,khảo nghiệm thực tiễn,với tinh thần"nhìn thẳng vào sự thật,đánh giá đúng sự thật,nói rõ sự thật", "đổi mới tư duy"đã đề raĐường lối đổi mới toàn diện đất nước,đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đường lối đổi mới ra đời đã đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn lịch sử,thể hiện bản lĩnh vững vàng,tư duy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đất nước.

Sau Đại hội VI,Đảng đã từng bước hoàn thiện,cụ thể hoá đường lối đổi mới mà nội dung cơ bản,cốt lõi được thể hiện trongCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung,phát triển năm 2011) và các văn kiện quan trọng của Đảng qua các kỳ Đại hội. Những năm 90 của thế kỷ XX,vượt qua thách thức từ sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu,Đảng Cộng sản Việt Nam,Dân tộc Việt Nam đã kiên định,tiếp tục vững bước và sáng tạo trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể và đặc điểm của Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VI đến khoá XIIIđã ban hành nhiều nghị quyết về những vấn đề cơ bản,hệ trọng của Đảng và sự phát triển của đất nước.

Cho đến nay,mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu,nhưng chúng ta đãhình thành nhận thức tổng quát:Xã hội xã hội chủ nghĩa màNhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu,nước mạnh,dân chủ,công bằng,văn minh;do Nhân dân làm chủ;có nền kinh tế phát triển cao,dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;có nền văn hoá tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc;con người có cuộc sống ấm no,tự do,hạnh phúc,có điều kiện phát triển toàn diện;các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng,đoàn kết,tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển;có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân,do Nhân dân,vì Nhân dân do Đảng Cộng sảnlãnh đạo;có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Để thực hiện được mục tiêu đó,chúng tađã xác địnhcầnphải:Đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức;Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;Xây dựng nền văn hoá tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc,xây dựng con người,nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của Nhân dân,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia,trật tự,an toàn xã hội;Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập,tự chủ,đa phương hoá,đa dạng hoá;hoà bình,hữu nghị,hợp tác và phát triển,chủ động,tích cực hội nhậpquốc tếtoàn diện,sâu rộng;Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,phát huy ý chí và sức mạnh đại đoànkết toàn dân tộc,kết hợp với sức mạnh thời đại;Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân,do Nhân dân,vì Nhân dân;xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch,vững mạnh toàn diện.

Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn,Đảng ta càng nhận thức được rằng,quá độ lên chủ nghĩa xã hộilà một sự nghiệp lâu dài,vô cùng khó khăn và phức tạp,vì nó phải tạora đượcsự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu,bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa;lực lượng sản xuất rất thấp,lạiphảitrải qua mấy chục năm chiến tranh,hậu quả rất nặng nề;các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn,phức tạp,do đónhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dàivới nhiều bước đi,nhiều hình thức tổ chức kinh tế,xã hội đan xen nhau,có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩalà bỏ qua chế độ áp bức,bất công,bóc lột tư bản chủ nghĩa;bỏ qua những thói hư tật xấu,những thiết chế,thể chế chính trị không phù hợpvới chế độ xã hội chủ nghĩa,chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu,giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên,việc kế thừa những thành tựu nàycũngphải cósựchọn lọc trên quan điểm khoa học,phát triển.

Đưa rakháiniệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làmột đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta,là thành quả lý luận quan trọng qua gần 40năm thực hiện đường lối đổi mới,xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Theo nhận thức của chúng ta,kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại,hội nhập quốc tế,vận hành đầy đủ,đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường,có sự quảnlý củaNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,do Đảng Cộng sảnViệt Nam lãnh đạo;bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa,nhằm mục tiêu dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ,văn minh. Đólà một kiểu kinh tế thị trường mớitrong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường;một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt,chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội,thể hiện trên cả ba mặt:Sở hữu,tổ chức quản lý và phân phối. Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ (vì nước ta còn đang trong thời kỳ quá độ).

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế,bình đẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài,hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó,kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo;kinh tế tập thể,kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố và phát triển;kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế;kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược,quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển;thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động,hiệu quả kinh tế,đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội,phúc lợi xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật,chiến lược,quy hoạch,kế hoạch,chính sách và lực lượng vật chất để định hướng,điều tiết,thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Một đặc trưng cơ bản,một thuộc tính quan trọngcủa định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phảigắn kinh tế với xã hội,thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội,tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước,từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển.Điều đó có nghĩa là:Không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;càng không"hy sinh"tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại,mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội;mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế;khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xoá đói,giảm nghèo bền vững,chăm sóc những người có công,những người có hoàn cảnh khó khăn.Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh,bền vững,theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta coivăn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội,sức mạnh nội sinh,động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc;xác định phát triển văn hoá đồng bộ,hài hoà với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ,công bằng xã hộilà một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc,một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng,dựa trên các giá trị tiến bộ,nhân văn;chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạotrong đời sống tinh thần xã hội;kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước,tiếp thu những thành tựu,tinh hoa văn hoá nhân loại,phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh,lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người,với trình độ tri thức,đạo đức,thể lực,lối sốngvà thẩm mỹ ngày càng cao. Đảngtaluôn xác định:Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển;phát triển văn hoá,xây dựng con người vừa là mục tiêu,vừa là động lực của công cuộc đổi mới;phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu;bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn,là tiêu chí để phát triển bền vững;xây dựng gia đình hạnh phúc,tiến bộ làm tế bào lành mạnh,vững chắc của xã hội,thực hiện bình đẳng giớilà tiêu chí của tiến bộ,văn minh.

Xã hộichủ nghĩa là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ,nhân văn,dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hoà với lợi ích chính đáng của con người,khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm,do đó cần và có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì đối lập,đối kháng xã hội. Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa,mốiquan hệ giữa Đảng,Nhà nước và Nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích;mọi đường lối của Đảng,chính sách,pháp luật và hoạt động của Nhà nướcđều vì lợi ích của Nhân dân,lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát làĐảnglãnh đạo,Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa,vừa là mục tiêu,vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội;xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,bảođảm quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu,lâu dài của cách mạng Việt Nam. Đảngta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ,xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của Nhân dân,do Nhân dân và vì Nhân dân,trên cơ sở liên minh giữa côngnhân,nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.Nhà nướcđại diện cho quyền làm chủ của Nhân dân,đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng;có cơ chế để Nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội,tham gia quản lý xã hội.

Chúng ta nhận thức rằng,nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩavề bản chấtkhác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ:Pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản,còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân,bảo đảm vàbảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật,Nhà nước bảo đảm các điều kiện để Nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị,thực hiện chuyên chính với mọi hành độngxâm hại lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân. Đồng thời,Đảngta xác định:Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam;không ngừng thúc đẩy sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc,tôn giáo.

bai viet cua tong bi thu nguyen phu trong nhan ky niem 94 nam ngay thanh lap Dang cong san viet nam hinh anh 3

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa,chúng tađặc biệt chú trọng công tác xây dựng,chỉnh đốn Đảng,coi đây là nhiệm vụ then chốt,có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam;Đảng ra đời,tồn tại và phát triển là vì lợi ích của giai cấp công nhân,Nhân dân lao động và của cả dân tộc.

Khi Đảng cầm quyền,lãnh đạo cả dântộc,được toàn dân thừa nhận là đội tiên phong lãnh đạo của mìnhvà do đó Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân,đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp bản chất giai cấp của Đảng,mà là thể hiện sự nhận thức bảnchất giai cấp của Đảng một cách sâu sắc hơn,đầy đủ hơn,vì giai cấp công nhân là giai cấp có lợi ích thống nhất với lợi ích củaNhân dân lao động và toàn dân tộc.

Đảng ta kiên trì lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng,lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh,chiến lược,các định hướng về chính sách và chủ trương lớn;bằng công tác tuyên truyền,thuyết phục,vận động,tổ chức,kiểm tra,giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên;thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ. Ý thức được nguy cơ đối với đảng cầm quyền là tham nhũng,quan liêu,thoái hoá...,nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường,Đảng Cộng sản Việt Namđãđặt ra yêu cầu phải thường xuyên tự đổi mới,tự chỉnh đốn,đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội,chủ nghĩa cá nhân,chống tham nhũng,quan liêu,lãng phí,thoái hoá... trong nội bộ Đảng và trong toàn bộ hệ thống chính trị.

* *​*

Công cuộc đổi mới,trong đó có việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đãđạt được những thành tựuto lớncó ý nghĩa lịch sử,thực sự đem lại những thay đổi lớn lao,rất tốt đẹpcho đất nước trong gần 40năm qua,góp phầnlàm cho"Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ,tiềm lực,vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Từ một nước thuộc địa,nửa phong kiến,nước ta đã trởthành một nước độc lập,có chủ quyền;giang sơn gấm vóc 330nghìn km2từ Hữu NghịQuan đến Mũi CàMau với hơn 3.200 km bờ biểnvà địa chính trị,địa kinh tế có tầm quan trọng đặc biệtđãđượcthu về một mối.Trước Đổi mới (năm 1986),Việt Nam vốn là một nước nghèo lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề,để lại những hậu quả hết sức to lớn cả về người,về của và môi trường sinh thái. Sau chiến tranh,Mỹ và phương Tây đãáp đặtbao vây,cấm vận kinh tế với Việt Nam trong suốt gần 20năm. Tình hình khu vực và quốc tế cũng diễn biến phức tạp,gây nhiều bất lợi cho chúng ta.Lương thực,hàng hoá nhu yếu phẩm hết sức thiếu thốn,đời sống nhândân hết sức khó khăn,khoảng 3/4 dân số sống dưới mức nghèo khổ.

Nhờ thực hiện đường lối đổi mới,nền kinh tếbắt đầu phát triển và tăng trưởngliên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 40năm qua với mức tăng trưởng trung bình gần7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng,năm 2023 đạtkhoảng430tỉUSD,trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong ASEANvà thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới.GDPbình quân đầu người tăng58lần,lên mứckhoảng4.300 USDnăm 2023;Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008và sẽ trở thànhnước có thu nhập trung bìnhcaovào năm 2030(khoảng 7.500 USD).

Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên,đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệpvà dịch vụphát triển khá nhanh,liên tục tăng và hiện naychiếm khoảng 88% GDP.Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh,năm 2023đạtgần 700tỉ USD,trong đókim ngạch xuất khẩu đạt trên 355tỉ USD,xuất siêu đạt mức kỷ lục 28 tỉ USD;Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 22 toàn cầu. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh,đạt 100 tỉ USD vào năm 2023. Đầu tư nước ngoài liên tục phát triển,vốnđăngkýtăng 32%,vốn thực hiện tăng 3%,đạt 23 tỉ USD trongnăm2023,cao nhất từ trước đến nay;và Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu ASEAN về thu hút FDI.Chỉsố đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII)của Việt Namnăm 2023 đượccác tổ chức quốc tế đánh giáđứng thứ46/132nước được xếp hạng.

HiệnViệt Namvẫn đang ở thời kỳ dân số vàng với quy mô dân sốhơn100triệu người(năm 1945,1975,1986 lần lượt là hơn 20,47và 61 triệu người),đứng thứ 16 thế giới,trong đó có khoảng 53 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên và54 dân tộc anh em;khối đại đoàn kết các dân tộc không ngừng được củng cố,tăng cường.Chất lượng dân sốtừng bướcđượccải thiện,nâng cao gắn với sự chăm lo đầu tư phát triển các ngành y tế,giáo dục,đào tạo,khoa học,công nghệtheođúngtinh thần coi ưu tiên đầu tư phát triển các lĩnh vực nàylà quốc sách hàng đầu;hiện đã có 12,5bácsĩvà 32 giường bệnh trên 1 vạn dân;cùng với Trung Quốc,Việt Namđược Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá là hai quốc gia tiên phong trong đổi mớigiáo dục và đã đạt được sự phát triển rất ấn tượng trong lĩnh vực này.

Phát triểnkinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế -xã hội những năm 80 vàcải thiện đáng kể đời sống của Nhândân. Tỉ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%;giảm từ 58%theo chuẩn cũ năm 1993của Chính phủxuống còn 2,93%theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước)năm 2023. Đến nay,có 78% số xã đạt chuẩn nông thôn mới;hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm,có điện lưới quốc gia,trường tiểu học và trung học cơ sở,trạm y tếvàmạngđiện thoại.Quá trình đô thị hoáđược đẩy mạnh gắn với quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoáđất nước;tỉlệ đô thị hoáđã đạtkhoảng 43%;hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộiở cả nông thôn và đô thị,nhất là hạ tầng y tế,giáo dục - đào tạo,giao thông,bưu chính viễn thôngđềucó bước phát triển mạnh mẽ;đã đưa vào sử dụngnhiều sân bay,bến cảng hiện đại,hơn 1.900 km đường cao tốc vàphủ sóng rộng rãi mạng 4G,5G.

Trong khi chưa có điều kiện để bảo đảm giáo dục miễn phí cho mọi người ở tất cả các cấp,Việt Nam tập trung hoàn thành xoá mù chữ,phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trunghọc cơ sở năm 2014;số sinh viên đại học,cao đẳng tăng gần 20 lần trong gần 40năm qua. Hiện nay,Việt Nam có gần 99%sốngười lớn biết đọc,biết viết. Trong khi chưa thực hiện được việc bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho toàn dân,Việt Nammở rộng diện bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện,đến nay đã đạt mức 93,35%(năm 1993 mới chỉ là 5,4%);đồng thờitập trung vào việc tăng cường y tế phòng ngừa,phòng,chống dịch bệnh,hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây đã được khống chế thành công. Người nghèo,trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấpbảo hiểm y tế miễn phí. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻem và tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 3 lần. Tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm1990lên 73,7tuổi năm 2023. Cũng nhờ kinh tế có bước phát triển nên chúng ta đã có điều kiện để chăm sóc tốt hơn những người có công,phụng dưỡng các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng,chăm lo cho phần mộ của các liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc.

Đời sống văn hoá cũng được cải thiện đáng kể;sinh hoạt văn hoá phát triển phong phú,đa dạng. Hiện Việt Nam có gần80% dân số sử dụng Internet,làmột trong những nước có tốc độ pháttriển công nghệ tin học cao nhất thế giới. Liên Hợp Quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hoá cácMục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2022,chỉ số phát triển conngười (HDI) của Việt Nam đạtmức 0,737,thuộc nhóm nước có HDIcao của thế giới,nhất là so với các nước cótrình độ phát triểncao hơn.Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam năm 2023 được các tổ chức xếp thứ 65/137 quốc gia đượcxếp hạng.

Trong điều kiệnxây dựng,phát triển đất nướctrong hoà bình,Đảng tavẫnthường xuyênsát sao lãnh đạo thực hiện nhiệm vụbảo vệTổ quốc;đãban hành vàchỉ đạotổ chức thực hiệnthắng lợinhiều Chiến lược bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ;mới đây nhất là Nghị quyết Trung ương8 khoáXIII vềChiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trong đó,đã khẳng định:Luôn luôn phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối,trực tiếp về mọi mặt của Đảng;sự quản lý,điều hành tập trung,thống nhất của Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;dựa vào dân,lấy"dân là gốc",khơi dậy,phát huy ý chí tự lực,tự cường,truyền thống văn hoá,yêu nước,sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc,xây dựng"thế trận lòng dân",lấy"yên dân"là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chú trọng bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc,luật pháp quốc tế,bình đẳng,hợp tác,cùng có lợi. Tập trung ưu tiên thực hiện thắng lợi đồng bộ các nhiệm vụ chính trị:Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm;xây dựng Đảng là then chốt;phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần;bảo đảm quốc phòng,an ninh là trọng yếu,thường xuyên. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;kiên quyết,kiên trì,chủ động tạo lập thời cơ,bảo vệ vững chắc độc lập,chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;giữ vững môi trường hoà bình,ổn định và điều kiện thuận lợi để xây dựng,phát triển đất nước. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lượcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường đầu tư thích đáng cho việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân,nền an ninh nhân dân,lực lượng vũ trang nhân dân,đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc từ sớm,từ xa;giữ nước từ khi nước chưa nguy;tuyệt đối không để bị động,bất ngờ trong mọi tình huống. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;chủ động,tích cực hội nhập,nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Nhờ đó,nền quốc phòng toàn dân,an ninh nhân dânluônluônđược củng cố,tăng cường,nâng cao hiệu quả;chủ quyền quốc gia,môi trường hoà bình,ổn định luônluônđược giữ vững;trật tự,an toàn xã hộiluônluônđược bảo đảm;quân đội nhân dân,công an nhân dân được chăm lo đầu tư,xây dựng ngày càngtinh,gọn,mạnhcả về chínhtrị,tư tưởng và vũ khí,trang thiết bị theo phương châm:Người trước,súng sau;từng bước tiến lên hiện đại,có một số quân,binh chủng,lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Các tình huống phức tạp trên biển và tuyến biên giới được xử lý linh hoạt,hiệu quả và phù hợp. Các biện pháp bảo đảm an ninh chính trị,trật tự,an toàn xã hội được tăng cường;tập trung trấn áp các loại tội phạm;bảo đảm an ninh,an toàn các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Kịp thời đấu tranh,phản bác các quan điểm,tư tưởng sai trái,xuyên tạc của các thế lực thù địch,tổ chức phản động;đối thoại thẳng thắn với những người có chính kiến khác.Chỉ số hoàbình toàn cầunăm 2023 của Việt Nam đứng thứ 41 trong số 163 nước được xếp hạng. Nước tađượccác nhà đầu tư nước ngoài vàdu khách quốc tế đánh giá là điểm đếnhấp dẫn vàan toànhàng đầu thế giới.

bai viet cua tong bi thu nguyen phu trong nhan ky niem 94 nam ngay thanh lap Dang cong san viet nam hinh anh 4

Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam

Nhìn lại chặng đường đối ngoại vừaqua,chúng ta vui mừngvà tự hàonhận thấy:Trong gần 40 năm đổi mới,Đảng ta đã kếthừa và phát huy bản sắc,cội nguồn và truyền thống dân tộc,tiếpthu có chọn lọc tinh hoa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại,phát triển trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,hình thành nên một trường phái đối ngoại,ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo,mang đậm bản sắc"cây tre Việt Nam". Đó là vừa kiên định về nguyên tắc,vừa uyển chuyển về sách lược;mềm mại,khôn khéo nhưng cũng rất kiên cường,quyết liệt;linh hoạt,sáng tạo nhưng rất bảnlĩnh,vững vàng trước mọi khó khăn,thách thức,vì độc lập,tự do của dân tộc,vì hạnh phúc của Nhân dân;đoàn kết,nhânáinhưng luôn luôn kiên quyết,kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.

Kết quả là,từ một nước bị bao vây,cấm vận,đến nay,nước ta đã mở rộng,làm sâu sắc thêm quan hệ ngoại giao với 193 nước,trong đó có3 nướcquan hệ đặc biệt,6 nướcđối tác chiến lược toàn diện,12 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện.Đặc biệt là,nước ta hiện đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lượcvới tất cả 5 nướcUỷ viênThường trực Hội đồngBảo an Liên Hợp Quốc,và mở rộngquan hệ kinh tế - thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ.Việt Nam đã vàđang thể hiện tốt vai trò là bạn,là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế;có nhiều sáng kiến,đề xuất và chủ động,tích cực tham gia có hiệu quả vào các hoạt độngcủa ASEAN,tổ chức Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác.

Các hoạt động đối ngoại diễn ra hết sức sôi động,liên tục vàlà điểm sáng nổi bật của năm 2023 với nhiều kết quả,thành tựu quan trọng,có ý nghĩa lịch sử. Lãnh đạo cấp cao của Đảng vàNhà nước ta đãđi thăm chínhthứcnhiều nước,tham dự nhiều diễn đàn quốc tế lớn,đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc tổ chức đón rất thành công Tổng Bí thư,Chủ tịch nước TrungQuốc Tập Cận Bình,Tổng thống Hoa KỳJoe Biden,Tổng Bí thư,Chủ tịch nước Lào Thoonglun,Chủ tịch ĐảngNhân dânCampuchia HunSen và nhiều nguyên thủ quốc gia các nước đến thăm Việt Nam được đánh giá là những sự kiện có ý nghĩa lịch sử,góp phần khẳng định"đất nước ta chưa bao giờ cóđượcvị thếvàuy tín quốc tế như ngày nay".

Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sửcủa sự nghiệp đổi mớido Đảngtakhởi xướng và lãnh đạo tổ chức thực hiệnlà sản phẩm kết tinh sức sáng tạo,là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ,liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng,toàn dân,toàn quân ta;tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn,phù hợp với quy luật khách quan,với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại;đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn,sáng tạo;sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng,lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện,đồng bộ công cuộc đổi mới;là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới.

Thực tiễn phong phúvàsinh động của cách mạng Việt Nam từ ngày có Đảng đến nayđã chứng tỏ,sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết địnhmọi thắng lợi của cách mạng,lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam.Mặt khác,thông qua quá trình lãnh đạo cách mạng,Đảng ta được tôi luyện và ngày càng trưởng thành,xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy,kỳ vọng của Nhân dân. Thực tiễn đó khẳng định một chân lý:Ở Việt Nam,không có một lực lượng chính trị nào khác,ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh,trí tuệ,kinh nghiệm,uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn,thử thách,đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Và cũng chính trong quá trình đó,Đảng ta đã tích luỹ và đúc rút được nhiều bài học quý báu,hun đúc nênnhững truyền thống vẻ vangmà hôm nay chúng ta có trách nhiệm phải ra sức giữ gìn và phát huy.Đó là truyền thống trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp,kiên định mục tiêu,lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đó là truyền thốnggiữ vững độc lập,tự chủ về đường lối;nắm vững,vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin,tham khảo kinh nghiệm của quốc tế để đề ra đường lối đúng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cách mạng.Đó là truyền thốnggắn bó máu thịt giữa Đảng và Nhân dân,luôn luôn lấy việc phục vụ Nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu.Đó là truyền thốngđoàn kết thống nhất,có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ,nghiêm minh trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ,tự phê bình,phê bình và tình thương yêu đồng chí.Đó là truyền thốngđoàn kết quốc tế thuỷ chung,trong sáng dựa trên những nguyên tắc và mục tiêu cao cả.Với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng,chúng ta vẫn có thể nói rằng:"Đảng ta thật là vĩ đại! Nhân dân ta thật là anh hùng!Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ,tiềm lực,vị thếvàuy tín quốc tế như ngày nay".

PHẦN THỨ BA:PHÁT HUY HƠN NỮA TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚCVÀ CÁCH MẠNG VẺ VANG,QUYẾT TÂM THỰC HIỆNTHẮNG LỢIMỤC TIÊUPHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC ĐẾNNĂM2025 VÀ NĂM2030,XÂY DỰNG MỘT NƯỚC VIỆT NAMNGÀY CÀNG GIÀU MẠNH,VĂN MINH,VĂN HIẾN VÀ ANH HÙNG

Chúng tatự hào,tin tưởng tiến lên dưới lá cờ vẻ vang của Đảngtrong bối cảnhtình hình thế giới,trong nướcbên cạnh những thời cơ,thuận lợicũngsẽ còn có nhiều khó khăn,thách thức lớn. Trên thế giới,cạnh tranh chiến lược,cạnh tranh kinh tế,chiến tranh thương mại tiếp tục diễn ra gay gắt;sựtranh chấp chủ quyền biển,đảo diễn biến phức tạp;cáccuộc xung đột quân sựở một số khu vực trên thế giớitác động đến địa chínhtrị,địa kinh tế,an ninh năng lượng và chuỗi cung ứng toàn cầu;khoa học - công nghệ và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ,tạo ra cả thời cơ và thách thứcmớiđối với mọi quốc gia,dân tộc;biến đổi khí hậu,thiên tai,dịch bệnh và các vấn đề an ninh truyền thống,phi truyền thống ngày càng tác độngmạnh,nhiều mặt,có thể đe doạ nghiêm trọng đến sự ổn định,bền vững của thế giới,khu vực và đất nước ta...

bai viet cua tong bi thu nguyen phu trong nhan ky niem 94 nam ngay thanh lap Dang cong san viet nam hinh anh 5

Tổng Bí thư chủ trì họp Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Ởtrong nước,chúng ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn,thách thức lớn:Để hoàn thànhđượcmục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội XIII của Đảng đề ra thì tốc độtăng trưởng bình quân6năm 2024-2030phải đạt khoảng8%,khu vực côngnghiệp chế biến,chế tạo và dịch vụ phải phát triển mạnh mẽ hơn,tăng khoảng 4,5điểm phần trăm đóng góp cho tăng trưởng kinh tế;đây là mức rất cao,đòi hỏichúng taphải cósựquyết tâmcaovànỗ lựcrấtlớn mới có thể đạt được.

Thị trường tài chính - tiền tệ,nhất là thịtrường bất động sản,thị trườngchứng khoán,trái phiếu doanh nghiệpsẽdiễn biến rất phức tạp,tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thanh khoản của một số ngân hàng thương mại yếu kém và doanh nghiệp,dự án lớnsẽgặpnhiềukhó khăn. Lãi suất ngân hàng vẫn ở mứccao,sức ép lạm phát còn lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh ở một số ngành,lĩnh vực có xu hướng suy giảm;số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng;nhiều doanh nghiệp phải giảm nhân công,giảm giờ làm,cho người lao động nghỉ việc;đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới,đăng ký bổ sung hoặc góp vốn,mua cổ phần giảm.

Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước có dấu hiệu suy giảm;nợ xấu ngân hàng,nợ thuế nhà nước có xu hướng tăng;bảo đảm an ninh kinh tế,an ninh mạng,trật tự,an toàn xã hội,chăm sóc,bảo vệ sức khoẻ nhân dân,... hiện vẫn là những vấn đề lớn có nhiều khó khăn,thách thức cần khắc phục. Việc tổ chức thực hiện luật pháp,chính sách,thực thi công vụ vẫn là khâu yếu;kỷ luật,kỷ cương ở nhiều nơi chưa nghiêm,thậm chí còn có hiện tượng né tránh,đùn đẩy trách nhiệm;cái gì có lợithì kéo về cho cơ quan,đơn vị và cá nhân mình;cái gì khó khăn thì đùn đẩy ra xã hội,cho cơ quan khác,người khác.Trong khi đó,các thế lựcxấu,thù địch,phản động tiếp tục lợi dụng tình hìnhnàyđể đẩy mạnhviệcthực hiện chiến lược"diễn biến hoàbình",thúc đẩy"tự diễn biến", "tự chuyển hoá"trong nộibộchúng tanhằm chống phá Đảng,Nhà nước và chế độ ta.

Tình hình trên đây đòi hỏi chúng ta tuyệtđốikhông được chủ quan,tự mãn,quá say sưa với những kết quả,thành tích đã đạt được,và cũng không quá bi quan,dao động trước những khó khăn,thách thức;mà trái lại,cần phải hết sức bình tĩnh,sáng suốt,pháthuy thật tốt những kết quả,bài học kinh nghiệm đã có,khắc phục những hạn chế,yếu kém còn tồn tại,nhất là từ đầu nhiệm kỳ khoá XIII đến nay,để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới,nỗ lực phấn đấu,tranh thủ mọi thời cơ,thuận lợi;vượt qua mọi khó khăn,thách thức,triển khai thực hiện thắng lợi các chương trình,kế hoạch,mục tiêu,nhiệm vụ đã đề ra chonhiệm kỳ khoá XIIIvà đến năm 2030.Đặc biệt là,cần phảitiếp tục quán triệt,vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm Đại hội XIII của Đảng đã đúc kết được.

Đó là,(1)Công tác xây dựng,chỉnh đốn Đảngvà hệ thống chính trịphải được triển khai quyết liệt,toàn diện,đồng bộ,thường xuyên,hiệu quả cả về chính trị,tư tưởng,đạo đức,tổ chức và cán bộ. Kiên định,vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh;nâng cao năng lực lãnh đạo,cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng;thường xuyên củng cố,tăng cường đoàn kết trong Đảng và hệ thống chính trị;thực hiện nghiêm các nguyên tắc xây dựng Đảng,thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch,vững mạnh toàn diện;hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực:Kiên quyết,kiên trì đấu tranh phòng,chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"trong nội bộ;đẩy mạnh đấu tranh phòng,chống tham nhũng,tiêu cực. Công tác cán bộ phải thựcsự là"then chốt của then chốt",tập trung xâydựng đội ngũ cán bộ các cấp,nhất là cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất,năng lực và uy tín,ngang tầm nhiệm vụ;phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ,đảng viên theo phương châmchức vụ càng cao càng phải gương mẫu,nhất làUỷviên Bộ Chính trị,Uỷviên Ban Bí thư,Uỷviên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

(2)Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước,phải luônluônquán triệt sâu sắc quan điểm"dân là gốc";thật sự tin tưởng,tôn trọng và phát huy quyền làm chủ củaNhân dân,kiên trì thực hiện phương châm"dân biết,dân bàn,dân làm,dân kiểm tra,dân giám sát,dân thụ hưởng". Nhân dân là trung tâm,là chủ thể của công cuộc đổi mới,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;mọi chủ trương,chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống,nguyện vọng,quyền và lợi ích chính đáng củaNhân dân,lấy hạnh phúc,ấm no củaNhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng vớiNhân dân,dựa vàoNhân dân để xây dựng Đảng;củng cố và tăng cường niềm tin củaNhân dân đối với Đảng,Nhà nước,chế độ xã hội chủ nghĩa.

(3)Trong lãnh đạo,chỉ đạo,điều hành,tổ chức thực hiện,phải cóquyết tâm cao,nỗ lực lớn,hành động quyết liệt,năng động,sáng tạo,tích cực;có bước đi phù hợp,phát huy mọi nguồn lực,động lực và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa;kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn,vướng mắc;đề cao trách nhiệm của người đứng đầu gắn liền với phát huy sức mạnh đồng bộ của cả hệ thống chính trị;phát huydân chủđi đôi với giữ vữngkỷ cương;coi trọng tổng kết thực tiễn,nghiên cứu lý luận;thực hiện tốt sự phối hợp trong lãnh đạo,quản lý,điều hành;coi trọng chất lượng và hiệu quả thực tế;tạo đột phá để phát triển.

(4)Tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển,bảo đảm hài hoàgiữakiên địnhvàđổi mới;kế thừavàphát triển;giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị,văn hoá,xã hội;giữa tuân theo các quyluật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa;giữa tăng trưởngkinh tế với phát triển văn hoá,con người,giải quyết các vấn đề xã hội,bảo vệ tài nguyên,môi trường;giữa phát triển kinh tế,xã hội với bảo đảmquốc phòng,an ninh;giữa độc lập,tự chủ với hội nhập quốc tế;giữa Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lývớiNhân dân làm chủ;giữa thực hành dân chủ với tăng cường pháp chế,bảo đảm kỷ cương xã hội...Thực sự coi trọng,phát huy hiệu quả vai trò động lực của con người,văn hoá,của giáo dục và đào tạo,khoa học và công nghệ trong phát triển đất nước.

(5)Chủ động nghiên cứu,nắm bắt,dự báo đúng tình hình,tuyệt đối không đượcchủ quan,khôngđể bị động,bất ngờ. Kiên quyết,kiên trì bảo vệ độc lập,chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hoàbình,ổn định,an ninh,an toàn để phát triển đất nước. Chủ động,tích cực hội nhập quốc tế toàn diện,sâu rộng trên cơ sở giữ vững độc lập,tự chủ,tự lực,tự cường. Xử lý đúng đắn,hiệu quả mối quan hệ với các nước lớn và các nước láng giềngtheo đúng tinh thần là bạn,là đối tác tin cậy,có trách nhiệm với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế;đánh giá đúng xu thế,nắm bắt trúng thời cơ. Phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh của thời đại. Khai thác,sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng,phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.Xác định những bài học kinh nghiệm đó là cơ sở quan trọng đểĐảng ta tiếptục vận dụng,phát huyvà phát triển sáng tạotrong lãnh đạo,chỉ đạo,giúpchúng takiên định,vững vàngvà tự tinvượt quanhững khó khăn,thách thức mớivà nhiệm vụnặng nề hơn khiđất nướcbước vàogiai đoạn phát triển mới.

Đồng thời,cần tiếp tục quán triệt,vận dụng thật tốtmột số bài học kinh nghiệm vềviệcđổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách,lề lối làmviệcđược rút ra tại Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ khoáXIII:

Một là,Phảiluôn luôn nắm vững vànghiêm túc chấp hànhCương lĩnh,Điều lệ Đảng,Quy chế làm việcvàchủtrương,đường lối của Đảng,luật pháp,chính sách của Nhà nước. Thực hiệnthậttốtcácnguyên tắc tổ chức và hoạt độngcủa Đảng,đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ;đoàn kết thống nhất;kiên định,nhất quán,giữ vững nguyên tắc trước những vấn đề khó khăn,thách thức mới. Đối với những vấn đề lớn,khó,phức tạp,hệ trọng,cấp bách,nhạy cảm,chưa có tiền lệ,còn có nhiều ý kiến khác nhau,thì cần phảiđưa ra họp bàn,thảo luậnmột cáchdân chủ,thẳng thắn;cân nhắc cẩn trọng,kỹ lưỡng để có những quyết định kịp thời,đúng đắn và phù hợp với tình hình.

Hai là,Phải bám sát Chương trình làm việc toàn khoá của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng,Bộ Chính trị,Ban Bí thư để xây dựng và thực hiệncho bằng đượcchương trình công tác hằng năm,hằng quý,hằng tháng,hằng tuần theođúngkế hoạch;đồng thờinhạy bén,linh hoạt,kịp thời điều chỉnh,bổ sung vào chương trình công tác những công việc hệ trọng,phức tạp,mới phát sinh trên các lĩnh vực để kịp thời lãnh đạo,chỉ đạo có hiệu quả toàn diện mọi hoạt độngtrongđời sống xã hội. Cần tiếp tục phát huy điểm mới trong nhiệm kỳ XIII,đó là:Bộ Chính trị,Ban Bí thư đã chỉ đạo tổ chức nhiều hội nghịcán bộtoàn quốc (trực tiếp,trực tuyến) để triển khai,quán triệt nhanh,đồng bộ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng,các nghị quyết của Trungương và Bộ Chính trị toàn diện ở tất cả các ngành,cáclĩnh vực,cácđịa bàn,theo cả chiều dọc và chiều ngang;thống nhất từTrungương đến địa phương và giữa các địa phương trong các vùng,miền.Định kỳ hằng tháng hoặc khi cần thiết,các đồng chí lãnh đạo chủ chốt đều họp để nắm bắt toàn diện,cụ thể,thực chất tình hình;trao đổi,bàn bạc,thống nhất quan điểm,chủ trương,định hướng chỉ đạo những vấn đề lớn,hệ trọng,cấp bách của Đảng,của Đất nước;đôn đốc,kịp thời tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc,nhằm đẩy nhanh tiến độ,hiệu quả công việc đã đề ra. Sau mỗi cuộc họp đều ban hành kết luận chỉ đạo,phân công rõ trách nhiệm thực hiện đối với từng vấn đề;góp phần quan trọng để lãnh đạo,chỉ đạo,điều hành nhất quán,thống nhất,kịp thời,chặtchẽ,đồng bộ,thông suốt,đặc biệt là trong bối cảnh phải phòng,chống dịch bệnh Covid-19và xử lý các tình huống phức tạp vừa qua;khắc phục những sự chồng lấn,trùng lắp trong lãnh đạo,chỉđạo,điều hành;tạo sự đoàn kết,thống nhất ý chí và hành độngtrong các đồng chí lãnh đạo chủ chốt;tạo sự lan toả đến Bộ Chính trị,Ban Bí thư,Ban Chấp hành Trung ươngĐảngvà cả hệ thống chính trị.

Ba là,Tập trungưu tiên ban hành đồng bộvàcó chất lượng hệ thốngpháp luật,các quy định,quy chế,quy trình công tác để thực hiệnnghiêm túc,thống nhất trong toàn Đảng vàcảhệ thống chính trị;đổi mới,nâng cao chất lượng công tác triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng;có sự phối hợp chặt chẽ,nhịp nhàng,sự vào cuộc với quyết tâm cao,nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị,sự đoàn kết nhất trí của toàn Đảng,toàn dân,toàn quân theo đúng tinh thần"Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt".

Bốn là,Tập thể Bộ Chính trị,Ban Bí thư và từng đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị,Ban Bí thưphảichấp hành nghiêm túc cácquy chế,chế độ công tác;hoạt động trên cơ sở Quy chế làm việc,Chương trình công tác toàn khoá và hằng năm.Chuẩn bị kỹ nội dung,chương trìnhcác cuộc họp;sắp xếp nội dungmột cáchkhoa học,bài bản;thời gian tương đối hợp lý;mỗi phiên họp giải quyết được nhiều vấn đề;phát huy trí tuệ tập thể,đề cao trách nhiệm cá nhân,thảo luận dân chủ,cẩn trọng,kỹ lưỡng;văn bản hoá nhanh,kịp thời các kết luận của phiên họp.

Việc phân công,phân cấp trong giải quyết công việc giữa Bộ Chính trị và Ban Bí thư,giữa tập thể Bộ Chính trị,Ban Bí thư và cá nhân các đồng chíUỷ viên Bộ Chính trị,Ban Bí thư phụ trách từng lĩnh vực và quan hệ lãnh đạo giữa Bộ Chính trị,Ban Bí thư với các Đảng đoàn,Ban cán sự đảng,cấp uỷ trựcthuộc Trung ươngcũngphải rõ ràng,cụ thể. Bộ Chính trị,Ban Bí thư giải quyết công việctheođúng thẩm quyền;báo cáo kịpthời,đầy đủ với Ban Chấp hành Trung ương Đảng những vấn đề quan trọng trước khi quyết định và những công việc Bộ Chính trị đã giải quyết giữa hai kỳ hội nghị Trung ương.

Năm là,TừngđồngchíUỷ viên Bộ Chính trị,Ban Bí thư cần phát huycao độ tinh thần nêu gương,thường xuyên tu dưỡng,rèn luyện,nâng cao đạo đức cách mạng;nghiêm túc tự soi,tự sửa,tự phê bình và phê bình;giữ vững kỷ luật,kỷ cương,tự giác nhận trách nhiệm chính trị lĩnh vực mình phụ trách;kiên quyết đấu tranhchống chủ nghĩa cá nhân vàcácbiểu hiện tiêu cực khác;giữ gìnsựđoàn kết nội bộ;tư tưởng,chính trị vững vàng,quan điểm đúng đắn;gương mẫu về đạo đức,lối sống trong công tác,trong cuộc sống của bản thân,gia đình và người thân. Hết sức tránh tình trạng"Chân mình còn lấm bê bê;Lại cầm bó đuốc đi rê chân người!".

Trên cơ sở đó,tập trung ưu tiên triển khai thực hiện thật tốt những nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Thứ nhất,về phát triển kinh tế:Cần tiếp tục quán triệt thật sâu sắc,tổ chức thực hiện thật nghiêm,thật tốt các chủ trương,đường lối của Đảng và luật pháp,chính sách của Nhà nước về phát triển nhanh và bền vững. Chú trọng củng cố,tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô,kiểm soát lạm phát,nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế trên cơ sở lành mạnh hoá,giữ vững sự phát triển ổn định,an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng,thị trường tiền tệ,thị trường bất động sản,thị trường chứng khoán,trái phiếu doanh nghiệp. Tập trung ưu tiên cải thiện môi trường đầu tưkinh doanh;giải quyết có hiệu quả những khó khăn,hạn chế,yếu kém,cả trước mắt lẫn lâu dàicủa nền kinh tế để giữ vững đà phục hồi,tăng trưởng nhanh và bền vững,thực chất hơn;tạo chuyển biến mạnh hơn trong việc thực hiện các đột phá chiến lược,cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng,nâng cao năng suất,chất lượng,hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia,phát triển kinh tế số,xã hội số,kinh tế xanh,kinh tế tuần hoàn,... gắn với tăng cường quản lý tài nguyên,bảo vệ môi trường.

Thứ hai,về phát triển văn hoá,xã hội:Cần quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hoá,xã hội,hài hoà và ngang tầm với phát triển kinh tế;bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội;không ngừng nâng cao đờisống vật chất và tinh thần củaNhân dân. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân,người lao độngmất việc làm vàdoanh nghiệp gặp khó khăn. Chăm lo đời sống người có công với cách mạng,người có hoàn cảnh khó khăn;xây dựng nông thôn mới,đô thị văn minh,gắn với bảo tồn,phát huy các giá trị,bản sắc văn hoá nông thôn,đô thị,giải quyết việc làm,giảm nghèo bền vững;ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chươngtrình,đề án,chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi,vùng sâu,vùng xa,biên giới,hải đảo. Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phòng,chống dịch bệnh;nâng cao chất lượng khám,chữa bệnh,chăm sóc,bảo vệ sức khoẻ choNhân dân;bảo đảm vệ sinh,an toàn thực phẩm. Nâng cao hiệu quả của các thiết chế văn hoá,nhất là ở các khu công nghiệp,khu đô thị mới;bảo tồn và phát huy các giá trị di sản,văn hoá tốt đẹp. Xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh;ngănchặn sự suy thoái về đạo đức,lối sống và quan tâm hơn nữa đếnviệc phòng,chống bạo lực gia đình,xâm hại trẻ em và tệ nạn xã hội.

Thứ ba,về quốc phòng,an ninh,đối ngoại:Cần tiếp tục củng cố,tăng cường tiềm lực quốc phòng,an ninh;giữ vững ổn định chính trị,trật tự,an toàn xã hội;nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Chủ động phòng ngừa,kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch,phản động;tuyệt đối không để bị động,bất ngờ trong mọi tình huống. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị,trật tự,an toàn xã hội;tích cực đấu tranh phòng,chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội;thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh mạng,an toàn giao thông,phòng,chống cháy,nổ.

Tổ chức thật tốt các hoạt động đối ngoại,nhất là đối ngoại cấp cao;chủ động,tích cực,làm sâu sắc,thực chất hơn nữa quan hệ với các đối tác;đẩy mạnh đối ngoại đa phương;giữ vững đường lối đối ngoại độc lập,tự chủ,hoà bình,hợp tác và phát triển;đa phương hoá,đa dạng hoá các quan hệ quốc tế;chủ động,tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng,lấy lợi ích quốc gia,dân tộc là trên hết,trước hết. Triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại đã ký kết,tranh thủ tối đa lợi ích mà các hiệp định này có thể đem lại.

Thứ tư,về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị:Cần tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng,chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch,vững mạnh,đặc biệt là hệ thống các cơ quan lập pháp,hành pháp và tư pháp từ Trung ương đến địa phương. Xây dựng Chính phủ,chínhquyền các địa phương thật sự trong sạch,liêm chính,vững mạnh,hoạt động hiệu lực,hiệu quả. Cụ thể là,phải có chương trình,kếhoạch triển khai thực hiện một cách nghiêm túc,ráo riết,có kết quả cụ thể cácnghị quyết,kết luậncủa Trung ương về vấn đề này,nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII và Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII về đẩy mạnh xây dựng,chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị;kiên quyết ngăn chặn,đẩy lùi,xử lý nghiêm những cán bộ,đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị,đạo đức,lối sống,có biểu hiện"tự diễn biến", "tự chuyển hoá",gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh.

Làm tốt hơn nữacông tác cán bộđể lựa chọn,bố trí đúngnhững người thật sự có đức,có tài,liêm chính,tâm huyết;thậtsự vì nước,vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy nhà nước. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người sa vào tham nhũng,hư hỏng;chống mọi biểu hiện chạy chức,chạy quyền,cục bộ,ưu ái tuyển dụng người nhà,người thân không đủ tiêu chuẩn. Phát huy dân chủ,nâng cao ý thức trách nhiệm,nêu gương;tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ,công chức,viên chức. Có cơ chế,chính sách khuyến khích,bảo vệ những người năng động,sáng tạo,dám nghĩ,dám làm,dám chịu trách nhiệm. Siết chặt kỷ luật,kỷ cương;thường xuyên kiểm tra,đôn đốc,tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực thicông vụ;nâng cao đạo đức,văn hoá,tính chuyên nghiệp của cán bộ,công chức,viên chức. Kiên trì,kiên quyết đấu tranh phòng,chống tham nhũng,tiêu cực gắn với việc đẩy mạnh xây dựng,hoàn thiện luật pháp,cơ chế,chính sách để"không thể,không dám,không muốn tham nhũng".

Thứ năm,về chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp,tiến tới Đại hộiđại biểutoàn quốc lần thứ XIV của Đảng:Các Tiểu ban chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng cần khẩn trương,nghiêm túc chủ trì,phối hợp với các ban,bộ,ngành Trung ương và các cấpuỷ,chính quyền các địa phương tiến hành tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn qua 40 năm đổi mới,tập trung vào 10 năm gần đây;xây dựngcó chất lượngdự thảocácvăn kiện trìnhđại hội đảng bộ các cấp vàtham gia góp ý hoàn thiện dự thảo các văn kiện trìnhĐại hộiđại biểutoàn quốc lần thứXIV của Đảng;làm tốt hơn nữa công tácxây dựng quyhoạchvà công táccán bộ lãnh đạo các cấp,đặc biệt là công tác quy hoạchvà công tác cán bộBan Chấp hành Trung ươngĐảng,Bộ Chính trị,Ban Bí thư khoá XIV,nhiệm kỳ 2026 - 2031;chuẩn bịvà tiến hành thật tốtđại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 -2030,tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

* *​*

Tự hào,tin tưởng vào Đảng quang vinhqua 30 năm kể từ ngày thành lập,nhà thơTốHữu,nhà thơ cách mạng nổi tiếng của chúng ta đã có tác phẩm bất hủ"30 năm đời ta có Đảng",trong đó có đoạn viết:

"Đảng tađó,trăm taynghìn mắt

Đảng ta đây,xươngsắtda đồng

Đảng ta,muôn vạn công nông

Đảng ta,chung mộttấm lòng niềm tin"

Niềm tự hào,niềm tin đó của Nhân dântađối với Đảng từng bướcđược vun đắp,nâng cao,ngày càng bền chặthơnqua suốt chặng đườngcách mạng vẻ vangcủa Đảngtừ năm 1930 đến nay với những kết quả,thành tựu mà toàn Đảng,toàn dân,toàn quân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã nỗ lựcphấn đấuđạt được trongđấu tranh cách mạng giành chính quyền;kháng chiến kiến quốc;xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc;đấu tranh giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước;khắc phụchậu quả chiến tranh,bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,từngbước đi lên chủ nghĩa xã hội;và trongtiến hành công cuộc đổi mới,xây dựng đất nước tangày càngđàng hoànghơn,to đẹp hơn;mở rộng quan hệ đối ngoại,chủ động,tích cực hội nhập quốc tế toàn diện,sâu rộng;góp phần làm chođất nước ta có được cơ đồ,tiềm lực,vị thế và uy tín quốc tế nhưngày nay.

Tiếp tục trênchặng đườngvinh quangdưới lá cờ vẻ vang của Đảng,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vô cùng yêu dấu của chúng ta ngàycàng đàng hoàng hơn,to đẹp hơn,Đảng ta,Đất nước ta và Dân tộctasẽtiếp tụchướng tớinăm 2030,kỷ niệm 100 nămNgày thành lập Đảng,nước ta trở thành nước có công nghiệp hiện đại,thu nhập trung bình cao;vàđếnnăm 2045,kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển,thu nhập cao;xây dựng đấtnước Việt Namta ngày càng"cường thịnh,phồn vinh,văn minh,hạnh phúc",vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tựhào về Đảng quang vinh,Bác Hồ vĩ đại và Dân tộc Việt Nam anh hùng;tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cách mạng chân chính và sức mạnh đại đoàn kết toàndân tộc Việt Namvăn hiến vàanh hùng,toàn Đảng,toàn dân,toàn quântaquyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh,văn minh,văn hiến và anh hùngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Đăng lúc: 02/02/2024 11:04:05 (GMT+7)

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết "Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng". VOV trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.

Như chúng ta đềuđãbiết,ĐảngCộng sản Việt Nam đượcthành lập vào ngày3/2/1930,có nghĩa làđếnngày3/2/2025 tới đây,Đảng ta sẽ tròn 95tuổi,và đến năm 2030 sẽ tròn 100 tuổi.Đây lànhữngmốc sonchói lọi,cóý nghĩa lịch sửto lớncủa Đảng,củaĐất nước và Dân tộc ta.

Hiện nay,toàn Đảng,toàn dân và toàn quântađangchung sức đồng lòng,tranh thủ mọi thời cơvàthuận lợi,vượt qua mọi khó khăn vàthách thức,quyết tâmthực hiện thắng lợi nhiều chủ trương,mục tiêu,nhiệm vụ đượcđề ratrongNghị quyết Đại hội XIII của Đảng;đồng thời,khởi động quá trình chuẩnbị chođại hộiđảng bộ các cấp,tiến tới Đại hộiđại biểutoàn quốclần thứXIV của Đảng.

bai viet cua tong bi thu nguyen phu trong nhan ky niem 94 nam ngay thanh lap Dang cong san viet nam hinh anh 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại hội XIV sẽ đi sâu kiểm điểm,đánh giáviệc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII,tổng kết 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,từ đó rút ra những bài học quan trọng;xác địnhphương hướng,mục tiêu,nhiệm vụ của toàn Đảng,toàn dân,toàn quân ta trong 5 năm tới (2026 - 2030);tiếp tục thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 -2030).

Đại hội XIV sẽlạilà một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của đất nước ta,dân tộc ta,có ý nghĩa định hướng tương lai;khích lệ,cổ vũ,động viên toàn Đảng,toàn dân,toàn quân ta tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội,khẳng định đây là sự lựa chọn đúng đắn,sángsuốt,phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại;tiếp tục đẩy mạnh toàn diệnvà đồng bộcôngcuộc đổi mới,bảo vệ vững chắc Tổ quốc;phấn đấu đến năm 2030,kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước tasẽlà nước đang phát triển,có công nghiệp hiện đại,thu nhập trung bình cao.

Để góp phầnthiết thực kỷ niệmNgày thành lập Đảng 3/2/2024,khơi dậy niềm tự hào về Đảng quang vinh,Bác Hồ vĩ đại,Dân tộcViệt Namanh hùng;tăng cường niềm tinđối vớisự lãnh đạo củaĐảng vàtương laitươi sáng của Đất nướcta,Dân tộc ta;cũng nhưnêu caohơn nữatrách nhiệmcủa cán bộ,đảng viên trong toàn hệ thống chính trị,tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước và cách mạngcủa toàn dân tộc,quyết tâm xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh,văn minh,văn hiến và anh hùng,chúng ta cần nhìn lại,đánh giá một cách khách quan,toàn diệnnhững kết quả,thành tựuvàbài học kinh nghiệmchủ yếu màĐảng ta,Đất nước ta,Dân tộctađãđạtđược qua các chặng đường lịch sử:

(1)Đảng ra đời,lãnh đạo cách mạng,giành chính quyền (từ năm 1930 đến năm1945);(2)Toàn quốc kháng chiến,lập lại hoàbình ở miền Bắc (từ năm1946đếnnăm 1954);(3)Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miềnBắc;đấu tranh giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước(từ năm1955 đến năm 1975);(4)Khắc phục hậu quả chiến tranh,bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,từngbước đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1976 đến năm 1985);(5)Tiến hành công cuộc đổi mới,xây dựng đất nước tangày càngđàng hoànghơn,to đẹp hơn;mở rộng quan hệ đối ngoại,chủ động,tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng;đất nước ta chưa bao giờcó được cơ đồ,tiềm lực,vị thế và uy tín quốc tế nhưngày nay (từ năm 1986 đếnnay);(6)vàtừ nay đếnnăm2030,kỷ niệm100nămNgàythành lập Đảng.

Từ đó,đềra cácnhiệm vụ và giải pháp nhằm tiếp tụcnâng cao năng lực lãnh đạo - cầm quyền của Đảng;đẩy mạnh đồng bộvàtoàn diện công cuộc đổi mới;thực hiện thắng lợi mục tiêumàĐại hội XIII của Đảng đã đề ralà đến năm 2025 và năm 2030xây dựng đất nướcta ngày cànggiàu mạnh,dân chủ,phồn vinh,văn minh,hạnh phúc,theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bài viếtnày là một trong nhữngý tưởngtheo tinh thần nêu trênvàxinđược trình bày theobố cục gồm 3 phần chính như sau:

PHẦN THỨ NHẤT:ĐẢNGTARA ĐỜI,LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNHĐỘC LẬPDÂN TỘC,GIẢI PHÓNG MIỀN NAM,THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta đã chứng minh rằng,yêu nước và giữ nước,kiên quyết chống ngoại xâm,bảo vệ độc lập,chủ quyền và thống nhất đất nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dântộcta. Nối tiếp truyền thống đó,từ giữa thế kỷ XIX,khi thực dân Pháp xâm lược nước ta,không cam chịulàmthân phận nô lệ,Nhân dân ta đã liên tiếp vùng lên đấu tranh qua các phong trào yêu nước diễn ra liên tục và mạnh mẽ bằng nhiều con đường với nhiều khuynh hướng khác nhau. Từ con đường cứu nước của các sĩ phu cho đến các cuộc khởi nghĩa nông dân vàcon đường cách mạng tư sản...mặc dù đã đấu tranh rất kiên cường,đầy tâm huyết và chịu những hy sinh to lớn,song,do hạn chế lịch sử,nhất là thiếu một đường lối đúng,các phong trào đóđãkhông thành công. Lịch sử đòi hỏi phải tìm con đường mới.

Năm 1911,người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (tức là Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta) đã ra đi tìm con đường mới cho sự nghiệp cứu nước,đấu tranh giành độc lập dân tộc. Mang trong mình khát vọng lớn lao,cháy bỏng,Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin,tìm thấy ở học thuyết cách mạng này con đường cứu nước đúng đắn -con đường cách mạng vô sản. Sau nhiều năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài,Người đã kiên trì nghiên cứu,học tập,vận dụng sáng tạo và từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam,dày công chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc thành lập một đảng cách mạng chân chính.Ngày03/02/1930,Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp ở bán đảo Cửu Long,thuộc Hồng Kông (Trung Quốc),dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc,đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta thành một Đảng duy nhất,lấy tênlàĐảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một bước ngoặt lịch sử trọng đại,chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về tổ chức vàđường lối của cách mạng Việt Nam.

Việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước;chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng.Luậncương chính trị đầu tiên của Đảngđược thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã xác định con đường cơ bản của cách mạng Việt Nam,đáp ứng yêu cầu cấp thiết củaDân tộc và nguyện vọng tha thiết củaNhân dân.

Sau khi ra đời,gắn bó máu thịt vớiNhân dân,đượcNhân dân đồng tình,ủng hộ và tin tưởng tuyệt đối;chỉ trong vòng 15 năm,Đảng ta đã lãnh đạo cuộc đấu tranhgiải phóng dân tộc,tiến hành ba cao trào cách mạng:Cao trào cách mạng 1930 - 1931,với đỉnh cao là phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh;Cao trào cách mạng đòi dân sinh,dân chủ (1936 - 1939)vàCao trào cách mạng giải phóng dân tộc(1939 - 1945),để đến năm 1945,khi thời cơ cách mạng chín muồi,Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạngTháng Tám năm 1945"long trời,lở đất",thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào ngày02/9/1945 (năm2025chúng tasẽkỷ niệm tròn80năm).

Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời,cách mạng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn,thử thách;cùng một lúc phải đương đầu với"giặc đói,giặc dốt và giặc ngoại xâm". Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó,Đảng đã lãnh đạoNhân dân ta vượt qua tình thế"ngàn cân treo sợi tóc",kiên cường bảo vệ và xây dựng chính quyền non trẻ,đồng thời tích cực chuẩn bịvềmọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trên cơ sở đường lối kháng chiến"toàn dân", "toàn diện", "trường kỳ", "dựa vào sức mình là chính",phát huy truyền thống đoàn kết,yêu nước củatoàn dân tộc,Đảngtađã lãnh đạoNhân dântalần lượt đánh bại mọi âm mưu,kế hoạch xâm lược của kẻ thù,đặc biệt là thắng lợi trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 với đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ"lừng lẫy năm châu,chấn động địa cầu",buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneve (năm 1954),chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Từ năm 1955đến năm 1975,đất nướcta lạibị chia cắt làm hai miền. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,miền Bắc vừa nỗ lực xây dựng chủ nghĩa xã hộivà chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,vừa dốc sức làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớnmiền Nam. Nhân dân miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh kiên cường để giành độc lập dân tộc,thống nhất đất nước. Với tinh thần"thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,nhất định không chịu làm nô lệ", "không có gì quý hơn độc lập,tự do";trên cơ sở đường lối đúng đắn,sáng tạo của Đảng,với sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc,quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ,giải phóng hoàn toàn miền Nam,thống nhất đất nước,thu giang sơn về một mối vào ngày 30/4/1975. Thắng lợi đó"mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất,một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người Việt Nam,và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX,một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc"(năm2025chúng tasẽkỷ niệm tròn50 năm).

bai viet cua tong bi thu nguyen phu trong nhan ky niem 94 nam ngay thanh lap Dang cong san viet nam hinh anh 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dự Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV

Trong lúc phải khẩn trương khắc phục những hậu quả vô cùngnặng nề do chiến tranh để lại,Nhân dân Việt Nam lại tiếptục phải đương đầu với những cuộc chiến tranh mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,quân và dân ta vừa tập trung khôi phục kinh tế- xã hội,vừa chiến đấu bảo vệ biên giới,giữ vữngđộclập,chủ quyền,toàn vẹnlãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc;đồng thời,làm tròn nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi hoạdiệt chủng và tiến hành công cuộc hồi sinh đất nước.

Nhìn lại chặng đường 1930 - 1975,chúng ta rất đỗitự hào,tin tưởng và biết ơnsâu sắcĐảng quang vinh,Bác Hồ vĩ đại đãluôn luônsáng suốt lãnh đạocách mạng Việt Namđi từ thắng lợivang dộinày đến thắng lợivang dộikhác,viết tiếp vào lịch sử của Dân tộcViệt Namvăn hiến và anh hùng những trang vàng chói lọi,được thế giới ngưỡng mộ,đánh giá cao:Tiến hành thắng lợi cuộcCách mạngThángTámlong trời lở đất,giành chính quyềnvề tay Nhân dân,đưa nước ta ra khỏi ách nô lệcủa thực dân,đế quốcvào năm 1945;Trường kỳkháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,kết thúc bằng Hiệp định Geneve và thắng lợi của chiến dịch Điện Biên phủ lừng lẫy năm châu,chấn động địa cầu;Vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốcMỹ ởmiền Bắc,vừa đấu tranh chống Mỹ cứu nước,giải phóngmiền Nam,thống nhất đất nước,kết thúc bằngchiến dịch Điện Biên Phủ trên không vàchiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

PHẦN THỨ HAI:ĐẢNGLÃNH ĐẠOKHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH;TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚIVÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ;XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TANGÀY CÀNGĐÀNG HOÀNG HƠN,TO ĐẸP HƠN

Sau khi đất nướcđượcthống nhất,nước ta phải đối mặt với nhiều hậu quả rất nặng nề của 30 năm chiến tranh để lại.Để khắc phục hậu quả chiến tranh,tiếp tục xây dựngchủ nghĩaxã hội trênphạm vicả nước,Đảng ta đã tập trung lãnh đạo xâydựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5năm 1976 - 1980 và 1981-1985.Quađó,hạ tầng kinh tế- xãhội,nhất là các cơ sở công nghiệp,nông nghiệp,y tế,giáo dục- đào tạo,giao thông,thuỷlợitừng bước được khôi phục. Kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể được chăm lo phát triển,có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên,trước những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốctrong điều kiện đất nước đã hoàbình,để khắc phục những bất cập của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu,bao cấp,dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm sau chiến tranh,trên cơ sở tổng kết sáng kiến,sángtạo trong thực tiễn của Nhân dân,Đảng ta đã tiến hànhcông cuộcđổi mới,trước hết là đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội,từng phần trong nông nghiệp,công nghiệpvàtừng bước hình thànhĐường lối đổi mới đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986),trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình đất nước và qua quá trình tìm tòi,khảo nghiệm thực tiễn,với tinh thần"nhìn thẳng vào sự thật,đánh giá đúng sự thật,nói rõ sự thật", "đổi mới tư duy"đã đề raĐường lối đổi mới toàn diện đất nước,đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đường lối đổi mới ra đời đã đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn lịch sử,thể hiện bản lĩnh vững vàng,tư duy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đất nước.

Sau Đại hội VI,Đảng đã từng bước hoàn thiện,cụ thể hoá đường lối đổi mới mà nội dung cơ bản,cốt lõi được thể hiện trongCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung,phát triển năm 2011) và các văn kiện quan trọng của Đảng qua các kỳ Đại hội. Những năm 90 của thế kỷ XX,vượt qua thách thức từ sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu,Đảng Cộng sản Việt Nam,Dân tộc Việt Nam đã kiên định,tiếp tục vững bước và sáng tạo trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể và đặc điểm của Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VI đến khoá XIIIđã ban hành nhiều nghị quyết về những vấn đề cơ bản,hệ trọng của Đảng và sự phát triển của đất nước.

Cho đến nay,mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu,nhưng chúng ta đãhình thành nhận thức tổng quát:Xã hội xã hội chủ nghĩa màNhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu,nước mạnh,dân chủ,công bằng,văn minh;do Nhân dân làm chủ;có nền kinh tế phát triển cao,dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;có nền văn hoá tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc;con người có cuộc sống ấm no,tự do,hạnh phúc,có điều kiện phát triển toàn diện;các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng,đoàn kết,tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển;có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân,do Nhân dân,vì Nhân dân do Đảng Cộng sảnlãnh đạo;có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Để thực hiện được mục tiêu đó,chúng tađã xác địnhcầnphải:Đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức;Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;Xây dựng nền văn hoá tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc,xây dựng con người,nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của Nhân dân,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia,trật tự,an toàn xã hội;Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập,tự chủ,đa phương hoá,đa dạng hoá;hoà bình,hữu nghị,hợp tác và phát triển,chủ động,tích cực hội nhậpquốc tếtoàn diện,sâu rộng;Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,phát huy ý chí và sức mạnh đại đoànkết toàn dân tộc,kết hợp với sức mạnh thời đại;Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân,do Nhân dân,vì Nhân dân;xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch,vững mạnh toàn diện.

Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn,Đảng ta càng nhận thức được rằng,quá độ lên chủ nghĩa xã hộilà một sự nghiệp lâu dài,vô cùng khó khăn và phức tạp,vì nó phải tạora đượcsự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu,bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa;lực lượng sản xuất rất thấp,lạiphảitrải qua mấy chục năm chiến tranh,hậu quả rất nặng nề;các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn,phức tạp,do đónhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dàivới nhiều bước đi,nhiều hình thức tổ chức kinh tế,xã hội đan xen nhau,có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩalà bỏ qua chế độ áp bức,bất công,bóc lột tư bản chủ nghĩa;bỏ qua những thói hư tật xấu,những thiết chế,thể chế chính trị không phù hợpvới chế độ xã hội chủ nghĩa,chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu,giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên,việc kế thừa những thành tựu nàycũngphải cósựchọn lọc trên quan điểm khoa học,phát triển.

Đưa rakháiniệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làmột đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta,là thành quả lý luận quan trọng qua gần 40năm thực hiện đường lối đổi mới,xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Theo nhận thức của chúng ta,kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại,hội nhập quốc tế,vận hành đầy đủ,đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường,có sự quảnlý củaNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,do Đảng Cộng sảnViệt Nam lãnh đạo;bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa,nhằm mục tiêu dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ,văn minh. Đólà một kiểu kinh tế thị trường mớitrong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường;một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt,chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội,thể hiện trên cả ba mặt:Sở hữu,tổ chức quản lý và phân phối. Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ (vì nước ta còn đang trong thời kỳ quá độ).

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế,bình đẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài,hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó,kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo;kinh tế tập thể,kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố và phát triển;kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế;kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược,quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển;thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động,hiệu quả kinh tế,đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội,phúc lợi xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật,chiến lược,quy hoạch,kế hoạch,chính sách và lực lượng vật chất để định hướng,điều tiết,thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Một đặc trưng cơ bản,một thuộc tính quan trọngcủa định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phảigắn kinh tế với xã hội,thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội,tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước,từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển.Điều đó có nghĩa là:Không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;càng không"hy sinh"tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại,mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội;mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế;khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xoá đói,giảm nghèo bền vững,chăm sóc những người có công,những người có hoàn cảnh khó khăn.Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh,bền vững,theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta coivăn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội,sức mạnh nội sinh,động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc;xác định phát triển văn hoá đồng bộ,hài hoà với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ,công bằng xã hộilà một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc,một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng,dựa trên các giá trị tiến bộ,nhân văn;chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạotrong đời sống tinh thần xã hội;kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước,tiếp thu những thành tựu,tinh hoa văn hoá nhân loại,phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh,lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người,với trình độ tri thức,đạo đức,thể lực,lối sốngvà thẩm mỹ ngày càng cao. Đảngtaluôn xác định:Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển;phát triển văn hoá,xây dựng con người vừa là mục tiêu,vừa là động lực của công cuộc đổi mới;phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu;bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn,là tiêu chí để phát triển bền vững;xây dựng gia đình hạnh phúc,tiến bộ làm tế bào lành mạnh,vững chắc của xã hội,thực hiện bình đẳng giớilà tiêu chí của tiến bộ,văn minh.

Xã hộichủ nghĩa là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ,nhân văn,dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hoà với lợi ích chính đáng của con người,khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm,do đó cần và có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì đối lập,đối kháng xã hội. Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa,mốiquan hệ giữa Đảng,Nhà nước và Nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích;mọi đường lối của Đảng,chính sách,pháp luật và hoạt động của Nhà nướcđều vì lợi ích của Nhân dân,lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát làĐảnglãnh đạo,Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa,vừa là mục tiêu,vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội;xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,bảođảm quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu,lâu dài của cách mạng Việt Nam. Đảngta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ,xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của Nhân dân,do Nhân dân và vì Nhân dân,trên cơ sở liên minh giữa côngnhân,nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.Nhà nướcđại diện cho quyền làm chủ của Nhân dân,đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng;có cơ chế để Nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội,tham gia quản lý xã hội.

Chúng ta nhận thức rằng,nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩavề bản chấtkhác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ:Pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản,còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân,bảo đảm vàbảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật,Nhà nước bảo đảm các điều kiện để Nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị,thực hiện chuyên chính với mọi hành độngxâm hại lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân. Đồng thời,Đảngta xác định:Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam;không ngừng thúc đẩy sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc,tôn giáo.

bai viet cua tong bi thu nguyen phu trong nhan ky niem 94 nam ngay thanh lap Dang cong san viet nam hinh anh 3

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa,chúng tađặc biệt chú trọng công tác xây dựng,chỉnh đốn Đảng,coi đây là nhiệm vụ then chốt,có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam;Đảng ra đời,tồn tại và phát triển là vì lợi ích của giai cấp công nhân,Nhân dân lao động và của cả dân tộc.

Khi Đảng cầm quyền,lãnh đạo cả dântộc,được toàn dân thừa nhận là đội tiên phong lãnh đạo của mìnhvà do đó Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân,đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp bản chất giai cấp của Đảng,mà là thể hiện sự nhận thức bảnchất giai cấp của Đảng một cách sâu sắc hơn,đầy đủ hơn,vì giai cấp công nhân là giai cấp có lợi ích thống nhất với lợi ích củaNhân dân lao động và toàn dân tộc.

Đảng ta kiên trì lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng,lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh,chiến lược,các định hướng về chính sách và chủ trương lớn;bằng công tác tuyên truyền,thuyết phục,vận động,tổ chức,kiểm tra,giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên;thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ. Ý thức được nguy cơ đối với đảng cầm quyền là tham nhũng,quan liêu,thoái hoá...,nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường,Đảng Cộng sản Việt Namđãđặt ra yêu cầu phải thường xuyên tự đổi mới,tự chỉnh đốn,đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội,chủ nghĩa cá nhân,chống tham nhũng,quan liêu,lãng phí,thoái hoá... trong nội bộ Đảng và trong toàn bộ hệ thống chính trị.

* *​*

Công cuộc đổi mới,trong đó có việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đãđạt được những thành tựuto lớncó ý nghĩa lịch sử,thực sự đem lại những thay đổi lớn lao,rất tốt đẹpcho đất nước trong gần 40năm qua,góp phầnlàm cho"Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ,tiềm lực,vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Từ một nước thuộc địa,nửa phong kiến,nước ta đã trởthành một nước độc lập,có chủ quyền;giang sơn gấm vóc 330nghìn km2từ Hữu NghịQuan đến Mũi CàMau với hơn 3.200 km bờ biểnvà địa chính trị,địa kinh tế có tầm quan trọng đặc biệtđãđượcthu về một mối.Trước Đổi mới (năm 1986),Việt Nam vốn là một nước nghèo lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề,để lại những hậu quả hết sức to lớn cả về người,về của và môi trường sinh thái. Sau chiến tranh,Mỹ và phương Tây đãáp đặtbao vây,cấm vận kinh tế với Việt Nam trong suốt gần 20năm. Tình hình khu vực và quốc tế cũng diễn biến phức tạp,gây nhiều bất lợi cho chúng ta.Lương thực,hàng hoá nhu yếu phẩm hết sức thiếu thốn,đời sống nhândân hết sức khó khăn,khoảng 3/4 dân số sống dưới mức nghèo khổ.

Nhờ thực hiện đường lối đổi mới,nền kinh tếbắt đầu phát triển và tăng trưởngliên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 40năm qua với mức tăng trưởng trung bình gần7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng,năm 2023 đạtkhoảng430tỉUSD,trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong ASEANvà thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới.GDPbình quân đầu người tăng58lần,lên mứckhoảng4.300 USDnăm 2023;Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008và sẽ trở thànhnước có thu nhập trung bìnhcaovào năm 2030(khoảng 7.500 USD).

Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên,đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệpvà dịch vụphát triển khá nhanh,liên tục tăng và hiện naychiếm khoảng 88% GDP.Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh,năm 2023đạtgần 700tỉ USD,trong đókim ngạch xuất khẩu đạt trên 355tỉ USD,xuất siêu đạt mức kỷ lục 28 tỉ USD;Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 22 toàn cầu. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh,đạt 100 tỉ USD vào năm 2023. Đầu tư nước ngoài liên tục phát triển,vốnđăngkýtăng 32%,vốn thực hiện tăng 3%,đạt 23 tỉ USD trongnăm2023,cao nhất từ trước đến nay;và Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu ASEAN về thu hút FDI.Chỉsố đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII)của Việt Namnăm 2023 đượccác tổ chức quốc tế đánh giáđứng thứ46/132nước được xếp hạng.

HiệnViệt Namvẫn đang ở thời kỳ dân số vàng với quy mô dân sốhơn100triệu người(năm 1945,1975,1986 lần lượt là hơn 20,47và 61 triệu người),đứng thứ 16 thế giới,trong đó có khoảng 53 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên và54 dân tộc anh em;khối đại đoàn kết các dân tộc không ngừng được củng cố,tăng cường.Chất lượng dân sốtừng bướcđượccải thiện,nâng cao gắn với sự chăm lo đầu tư phát triển các ngành y tế,giáo dục,đào tạo,khoa học,công nghệtheođúngtinh thần coi ưu tiên đầu tư phát triển các lĩnh vực nàylà quốc sách hàng đầu;hiện đã có 12,5bácsĩvà 32 giường bệnh trên 1 vạn dân;cùng với Trung Quốc,Việt Namđược Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá là hai quốc gia tiên phong trong đổi mớigiáo dục và đã đạt được sự phát triển rất ấn tượng trong lĩnh vực này.

Phát triểnkinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế -xã hội những năm 80 vàcải thiện đáng kể đời sống của Nhândân. Tỉ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%;giảm từ 58%theo chuẩn cũ năm 1993của Chính phủxuống còn 2,93%theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước)năm 2023. Đến nay,có 78% số xã đạt chuẩn nông thôn mới;hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm,có điện lưới quốc gia,trường tiểu học và trung học cơ sở,trạm y tếvàmạngđiện thoại.Quá trình đô thị hoáđược đẩy mạnh gắn với quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoáđất nước;tỉlệ đô thị hoáđã đạtkhoảng 43%;hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộiở cả nông thôn và đô thị,nhất là hạ tầng y tế,giáo dục - đào tạo,giao thông,bưu chính viễn thôngđềucó bước phát triển mạnh mẽ;đã đưa vào sử dụngnhiều sân bay,bến cảng hiện đại,hơn 1.900 km đường cao tốc vàphủ sóng rộng rãi mạng 4G,5G.

Trong khi chưa có điều kiện để bảo đảm giáo dục miễn phí cho mọi người ở tất cả các cấp,Việt Nam tập trung hoàn thành xoá mù chữ,phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trunghọc cơ sở năm 2014;số sinh viên đại học,cao đẳng tăng gần 20 lần trong gần 40năm qua. Hiện nay,Việt Nam có gần 99%sốngười lớn biết đọc,biết viết. Trong khi chưa thực hiện được việc bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho toàn dân,Việt Nammở rộng diện bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện,đến nay đã đạt mức 93,35%(năm 1993 mới chỉ là 5,4%);đồng thờitập trung vào việc tăng cường y tế phòng ngừa,phòng,chống dịch bệnh,hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây đã được khống chế thành công. Người nghèo,trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấpbảo hiểm y tế miễn phí. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻem và tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 3 lần. Tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm1990lên 73,7tuổi năm 2023. Cũng nhờ kinh tế có bước phát triển nên chúng ta đã có điều kiện để chăm sóc tốt hơn những người có công,phụng dưỡng các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng,chăm lo cho phần mộ của các liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc.

Đời sống văn hoá cũng được cải thiện đáng kể;sinh hoạt văn hoá phát triển phong phú,đa dạng. Hiện Việt Nam có gần80% dân số sử dụng Internet,làmột trong những nước có tốc độ pháttriển công nghệ tin học cao nhất thế giới. Liên Hợp Quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hoá cácMục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2022,chỉ số phát triển conngười (HDI) của Việt Nam đạtmức 0,737,thuộc nhóm nước có HDIcao của thế giới,nhất là so với các nước cótrình độ phát triểncao hơn.Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam năm 2023 được các tổ chức xếp thứ 65/137 quốc gia đượcxếp hạng.

Trong điều kiệnxây dựng,phát triển đất nướctrong hoà bình,Đảng tavẫnthường xuyênsát sao lãnh đạo thực hiện nhiệm vụbảo vệTổ quốc;đãban hành vàchỉ đạotổ chức thực hiệnthắng lợinhiều Chiến lược bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ;mới đây nhất là Nghị quyết Trung ương8 khoáXIII vềChiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trong đó,đã khẳng định:Luôn luôn phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối,trực tiếp về mọi mặt của Đảng;sự quản lý,điều hành tập trung,thống nhất của Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;dựa vào dân,lấy"dân là gốc",khơi dậy,phát huy ý chí tự lực,tự cường,truyền thống văn hoá,yêu nước,sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc,xây dựng"thế trận lòng dân",lấy"yên dân"là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chú trọng bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc,luật pháp quốc tế,bình đẳng,hợp tác,cùng có lợi. Tập trung ưu tiên thực hiện thắng lợi đồng bộ các nhiệm vụ chính trị:Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm;xây dựng Đảng là then chốt;phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần;bảo đảm quốc phòng,an ninh là trọng yếu,thường xuyên. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;kiên quyết,kiên trì,chủ động tạo lập thời cơ,bảo vệ vững chắc độc lập,chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;giữ vững môi trường hoà bình,ổn định và điều kiện thuận lợi để xây dựng,phát triển đất nước. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lượcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường đầu tư thích đáng cho việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân,nền an ninh nhân dân,lực lượng vũ trang nhân dân,đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc từ sớm,từ xa;giữ nước từ khi nước chưa nguy;tuyệt đối không để bị động,bất ngờ trong mọi tình huống. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;chủ động,tích cực hội nhập,nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Nhờ đó,nền quốc phòng toàn dân,an ninh nhân dânluônluônđược củng cố,tăng cường,nâng cao hiệu quả;chủ quyền quốc gia,môi trường hoà bình,ổn định luônluônđược giữ vững;trật tự,an toàn xã hộiluônluônđược bảo đảm;quân đội nhân dân,công an nhân dân được chăm lo đầu tư,xây dựng ngày càngtinh,gọn,mạnhcả về chínhtrị,tư tưởng và vũ khí,trang thiết bị theo phương châm:Người trước,súng sau;từng bước tiến lên hiện đại,có một số quân,binh chủng,lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Các tình huống phức tạp trên biển và tuyến biên giới được xử lý linh hoạt,hiệu quả và phù hợp. Các biện pháp bảo đảm an ninh chính trị,trật tự,an toàn xã hội được tăng cường;tập trung trấn áp các loại tội phạm;bảo đảm an ninh,an toàn các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Kịp thời đấu tranh,phản bác các quan điểm,tư tưởng sai trái,xuyên tạc của các thế lực thù địch,tổ chức phản động;đối thoại thẳng thắn với những người có chính kiến khác.Chỉ số hoàbình toàn cầunăm 2023 của Việt Nam đứng thứ 41 trong số 163 nước được xếp hạng. Nước tađượccác nhà đầu tư nước ngoài vàdu khách quốc tế đánh giá là điểm đếnhấp dẫn vàan toànhàng đầu thế giới.

bai viet cua tong bi thu nguyen phu trong nhan ky niem 94 nam ngay thanh lap Dang cong san viet nam hinh anh 4

Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam

Nhìn lại chặng đường đối ngoại vừaqua,chúng ta vui mừngvà tự hàonhận thấy:Trong gần 40 năm đổi mới,Đảng ta đã kếthừa và phát huy bản sắc,cội nguồn và truyền thống dân tộc,tiếpthu có chọn lọc tinh hoa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại,phát triển trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,hình thành nên một trường phái đối ngoại,ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo,mang đậm bản sắc"cây tre Việt Nam". Đó là vừa kiên định về nguyên tắc,vừa uyển chuyển về sách lược;mềm mại,khôn khéo nhưng cũng rất kiên cường,quyết liệt;linh hoạt,sáng tạo nhưng rất bảnlĩnh,vững vàng trước mọi khó khăn,thách thức,vì độc lập,tự do của dân tộc,vì hạnh phúc của Nhân dân;đoàn kết,nhânáinhưng luôn luôn kiên quyết,kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.

Kết quả là,từ một nước bị bao vây,cấm vận,đến nay,nước ta đã mở rộng,làm sâu sắc thêm quan hệ ngoại giao với 193 nước,trong đó có3 nướcquan hệ đặc biệt,6 nướcđối tác chiến lược toàn diện,12 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện.Đặc biệt là,nước ta hiện đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lượcvới tất cả 5 nướcUỷ viênThường trực Hội đồngBảo an Liên Hợp Quốc,và mở rộngquan hệ kinh tế - thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ.Việt Nam đã vàđang thể hiện tốt vai trò là bạn,là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế;có nhiều sáng kiến,đề xuất và chủ động,tích cực tham gia có hiệu quả vào các hoạt độngcủa ASEAN,tổ chức Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác.

Các hoạt động đối ngoại diễn ra hết sức sôi động,liên tục vàlà điểm sáng nổi bật của năm 2023 với nhiều kết quả,thành tựu quan trọng,có ý nghĩa lịch sử. Lãnh đạo cấp cao của Đảng vàNhà nước ta đãđi thăm chínhthứcnhiều nước,tham dự nhiều diễn đàn quốc tế lớn,đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc tổ chức đón rất thành công Tổng Bí thư,Chủ tịch nước TrungQuốc Tập Cận Bình,Tổng thống Hoa KỳJoe Biden,Tổng Bí thư,Chủ tịch nước Lào Thoonglun,Chủ tịch ĐảngNhân dânCampuchia HunSen và nhiều nguyên thủ quốc gia các nước đến thăm Việt Nam được đánh giá là những sự kiện có ý nghĩa lịch sử,góp phần khẳng định"đất nước ta chưa bao giờ cóđượcvị thếvàuy tín quốc tế như ngày nay".

Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sửcủa sự nghiệp đổi mớido Đảngtakhởi xướng và lãnh đạo tổ chức thực hiệnlà sản phẩm kết tinh sức sáng tạo,là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ,liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng,toàn dân,toàn quân ta;tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn,phù hợp với quy luật khách quan,với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại;đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn,sáng tạo;sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng,lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện,đồng bộ công cuộc đổi mới;là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới.

Thực tiễn phong phúvàsinh động của cách mạng Việt Nam từ ngày có Đảng đến nayđã chứng tỏ,sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết địnhmọi thắng lợi của cách mạng,lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam.Mặt khác,thông qua quá trình lãnh đạo cách mạng,Đảng ta được tôi luyện và ngày càng trưởng thành,xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy,kỳ vọng của Nhân dân. Thực tiễn đó khẳng định một chân lý:Ở Việt Nam,không có một lực lượng chính trị nào khác,ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh,trí tuệ,kinh nghiệm,uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn,thử thách,đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Và cũng chính trong quá trình đó,Đảng ta đã tích luỹ và đúc rút được nhiều bài học quý báu,hun đúc nênnhững truyền thống vẻ vangmà hôm nay chúng ta có trách nhiệm phải ra sức giữ gìn và phát huy.Đó là truyền thống trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp,kiên định mục tiêu,lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đó là truyền thốnggiữ vững độc lập,tự chủ về đường lối;nắm vững,vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin,tham khảo kinh nghiệm của quốc tế để đề ra đường lối đúng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cách mạng.Đó là truyền thốnggắn bó máu thịt giữa Đảng và Nhân dân,luôn luôn lấy việc phục vụ Nhân dân làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu.Đó là truyền thốngđoàn kết thống nhất,có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ,nghiêm minh trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ,tự phê bình,phê bình và tình thương yêu đồng chí.Đó là truyền thốngđoàn kết quốc tế thuỷ chung,trong sáng dựa trên những nguyên tắc và mục tiêu cao cả.Với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng,chúng ta vẫn có thể nói rằng:"Đảng ta thật là vĩ đại! Nhân dân ta thật là anh hùng!Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ,tiềm lực,vị thếvàuy tín quốc tế như ngày nay".

PHẦN THỨ BA:PHÁT HUY HƠN NỮA TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚCVÀ CÁCH MẠNG VẺ VANG,QUYẾT TÂM THỰC HIỆNTHẮNG LỢIMỤC TIÊUPHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC ĐẾNNĂM2025 VÀ NĂM2030,XÂY DỰNG MỘT NƯỚC VIỆT NAMNGÀY CÀNG GIÀU MẠNH,VĂN MINH,VĂN HIẾN VÀ ANH HÙNG

Chúng tatự hào,tin tưởng tiến lên dưới lá cờ vẻ vang của Đảngtrong bối cảnhtình hình thế giới,trong nướcbên cạnh những thời cơ,thuận lợicũngsẽ còn có nhiều khó khăn,thách thức lớn. Trên thế giới,cạnh tranh chiến lược,cạnh tranh kinh tế,chiến tranh thương mại tiếp tục diễn ra gay gắt;sựtranh chấp chủ quyền biển,đảo diễn biến phức tạp;cáccuộc xung đột quân sựở một số khu vực trên thế giớitác động đến địa chínhtrị,địa kinh tế,an ninh năng lượng và chuỗi cung ứng toàn cầu;khoa học - công nghệ và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ,tạo ra cả thời cơ và thách thứcmớiđối với mọi quốc gia,dân tộc;biến đổi khí hậu,thiên tai,dịch bệnh và các vấn đề an ninh truyền thống,phi truyền thống ngày càng tác độngmạnh,nhiều mặt,có thể đe doạ nghiêm trọng đến sự ổn định,bền vững của thế giới,khu vực và đất nước ta...

bai viet cua tong bi thu nguyen phu trong nhan ky niem 94 nam ngay thanh lap Dang cong san viet nam hinh anh 5

Tổng Bí thư chủ trì họp Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Ởtrong nước,chúng ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn,thách thức lớn:Để hoàn thànhđượcmục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội XIII của Đảng đề ra thì tốc độtăng trưởng bình quân6năm 2024-2030phải đạt khoảng8%,khu vực côngnghiệp chế biến,chế tạo và dịch vụ phải phát triển mạnh mẽ hơn,tăng khoảng 4,5điểm phần trăm đóng góp cho tăng trưởng kinh tế;đây là mức rất cao,đòi hỏichúng taphải cósựquyết tâmcaovànỗ lựcrấtlớn mới có thể đạt được.

Thị trường tài chính - tiền tệ,nhất là thịtrường bất động sản,thị trườngchứng khoán,trái phiếu doanh nghiệpsẽdiễn biến rất phức tạp,tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thanh khoản của một số ngân hàng thương mại yếu kém và doanh nghiệp,dự án lớnsẽgặpnhiềukhó khăn. Lãi suất ngân hàng vẫn ở mứccao,sức ép lạm phát còn lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh ở một số ngành,lĩnh vực có xu hướng suy giảm;số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng;nhiều doanh nghiệp phải giảm nhân công,giảm giờ làm,cho người lao động nghỉ việc;đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới,đăng ký bổ sung hoặc góp vốn,mua cổ phần giảm.

Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước có dấu hiệu suy giảm;nợ xấu ngân hàng,nợ thuế nhà nước có xu hướng tăng;bảo đảm an ninh kinh tế,an ninh mạng,trật tự,an toàn xã hội,chăm sóc,bảo vệ sức khoẻ nhân dân,... hiện vẫn là những vấn đề lớn có nhiều khó khăn,thách thức cần khắc phục. Việc tổ chức thực hiện luật pháp,chính sách,thực thi công vụ vẫn là khâu yếu;kỷ luật,kỷ cương ở nhiều nơi chưa nghiêm,thậm chí còn có hiện tượng né tránh,đùn đẩy trách nhiệm;cái gì có lợithì kéo về cho cơ quan,đơn vị và cá nhân mình;cái gì khó khăn thì đùn đẩy ra xã hội,cho cơ quan khác,người khác.Trong khi đó,các thế lựcxấu,thù địch,phản động tiếp tục lợi dụng tình hìnhnàyđể đẩy mạnhviệcthực hiện chiến lược"diễn biến hoàbình",thúc đẩy"tự diễn biến", "tự chuyển hoá"trong nộibộchúng tanhằm chống phá Đảng,Nhà nước và chế độ ta.

Tình hình trên đây đòi hỏi chúng ta tuyệtđốikhông được chủ quan,tự mãn,quá say sưa với những kết quả,thành tích đã đạt được,và cũng không quá bi quan,dao động trước những khó khăn,thách thức;mà trái lại,cần phải hết sức bình tĩnh,sáng suốt,pháthuy thật tốt những kết quả,bài học kinh nghiệm đã có,khắc phục những hạn chế,yếu kém còn tồn tại,nhất là từ đầu nhiệm kỳ khoá XIII đến nay,để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới,nỗ lực phấn đấu,tranh thủ mọi thời cơ,thuận lợi;vượt qua mọi khó khăn,thách thức,triển khai thực hiện thắng lợi các chương trình,kế hoạch,mục tiêu,nhiệm vụ đã đề ra chonhiệm kỳ khoá XIIIvà đến năm 2030.Đặc biệt là,cần phảitiếp tục quán triệt,vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm Đại hội XIII của Đảng đã đúc kết được.

Đó là,(1)Công tác xây dựng,chỉnh đốn Đảngvà hệ thống chính trịphải được triển khai quyết liệt,toàn diện,đồng bộ,thường xuyên,hiệu quả cả về chính trị,tư tưởng,đạo đức,tổ chức và cán bộ. Kiên định,vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh;nâng cao năng lực lãnh đạo,cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng;thường xuyên củng cố,tăng cường đoàn kết trong Đảng và hệ thống chính trị;thực hiện nghiêm các nguyên tắc xây dựng Đảng,thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch,vững mạnh toàn diện;hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực:Kiên quyết,kiên trì đấu tranh phòng,chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"trong nội bộ;đẩy mạnh đấu tranh phòng,chống tham nhũng,tiêu cực. Công tác cán bộ phải thựcsự là"then chốt của then chốt",tập trung xâydựng đội ngũ cán bộ các cấp,nhất là cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất,năng lực và uy tín,ngang tầm nhiệm vụ;phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ,đảng viên theo phương châmchức vụ càng cao càng phải gương mẫu,nhất làUỷviên Bộ Chính trị,Uỷviên Ban Bí thư,Uỷviên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

(2)Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước,phải luônluônquán triệt sâu sắc quan điểm"dân là gốc";thật sự tin tưởng,tôn trọng và phát huy quyền làm chủ củaNhân dân,kiên trì thực hiện phương châm"dân biết,dân bàn,dân làm,dân kiểm tra,dân giám sát,dân thụ hưởng". Nhân dân là trung tâm,là chủ thể của công cuộc đổi mới,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;mọi chủ trương,chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống,nguyện vọng,quyền và lợi ích chính đáng củaNhân dân,lấy hạnh phúc,ấm no củaNhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng vớiNhân dân,dựa vàoNhân dân để xây dựng Đảng;củng cố và tăng cường niềm tin củaNhân dân đối với Đảng,Nhà nước,chế độ xã hội chủ nghĩa.

(3)Trong lãnh đạo,chỉ đạo,điều hành,tổ chức thực hiện,phải cóquyết tâm cao,nỗ lực lớn,hành động quyết liệt,năng động,sáng tạo,tích cực;có bước đi phù hợp,phát huy mọi nguồn lực,động lực và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa;kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn,vướng mắc;đề cao trách nhiệm của người đứng đầu gắn liền với phát huy sức mạnh đồng bộ của cả hệ thống chính trị;phát huydân chủđi đôi với giữ vữngkỷ cương;coi trọng tổng kết thực tiễn,nghiên cứu lý luận;thực hiện tốt sự phối hợp trong lãnh đạo,quản lý,điều hành;coi trọng chất lượng và hiệu quả thực tế;tạo đột phá để phát triển.

(4)Tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển,bảo đảm hài hoàgiữakiên địnhvàđổi mới;kế thừavàphát triển;giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị,văn hoá,xã hội;giữa tuân theo các quyluật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa;giữa tăng trưởngkinh tế với phát triển văn hoá,con người,giải quyết các vấn đề xã hội,bảo vệ tài nguyên,môi trường;giữa phát triển kinh tế,xã hội với bảo đảmquốc phòng,an ninh;giữa độc lập,tự chủ với hội nhập quốc tế;giữa Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lývớiNhân dân làm chủ;giữa thực hành dân chủ với tăng cường pháp chế,bảo đảm kỷ cương xã hội...Thực sự coi trọng,phát huy hiệu quả vai trò động lực của con người,văn hoá,của giáo dục và đào tạo,khoa học và công nghệ trong phát triển đất nước.

(5)Chủ động nghiên cứu,nắm bắt,dự báo đúng tình hình,tuyệt đối không đượcchủ quan,khôngđể bị động,bất ngờ. Kiên quyết,kiên trì bảo vệ độc lập,chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hoàbình,ổn định,an ninh,an toàn để phát triển đất nước. Chủ động,tích cực hội nhập quốc tế toàn diện,sâu rộng trên cơ sở giữ vững độc lập,tự chủ,tự lực,tự cường. Xử lý đúng đắn,hiệu quả mối quan hệ với các nước lớn và các nước láng giềngtheo đúng tinh thần là bạn,là đối tác tin cậy,có trách nhiệm với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế;đánh giá đúng xu thế,nắm bắt trúng thời cơ. Phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh của thời đại. Khai thác,sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng,phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.Xác định những bài học kinh nghiệm đó là cơ sở quan trọng đểĐảng ta tiếptục vận dụng,phát huyvà phát triển sáng tạotrong lãnh đạo,chỉ đạo,giúpchúng takiên định,vững vàngvà tự tinvượt quanhững khó khăn,thách thức mớivà nhiệm vụnặng nề hơn khiđất nướcbước vàogiai đoạn phát triển mới.

Đồng thời,cần tiếp tục quán triệt,vận dụng thật tốtmột số bài học kinh nghiệm vềviệcđổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách,lề lối làmviệcđược rút ra tại Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ khoáXIII:

Một là,Phảiluôn luôn nắm vững vànghiêm túc chấp hànhCương lĩnh,Điều lệ Đảng,Quy chế làm việcvàchủtrương,đường lối của Đảng,luật pháp,chính sách của Nhà nước. Thực hiệnthậttốtcácnguyên tắc tổ chức và hoạt độngcủa Đảng,đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ;đoàn kết thống nhất;kiên định,nhất quán,giữ vững nguyên tắc trước những vấn đề khó khăn,thách thức mới. Đối với những vấn đề lớn,khó,phức tạp,hệ trọng,cấp bách,nhạy cảm,chưa có tiền lệ,còn có nhiều ý kiến khác nhau,thì cần phảiđưa ra họp bàn,thảo luậnmột cáchdân chủ,thẳng thắn;cân nhắc cẩn trọng,kỹ lưỡng để có những quyết định kịp thời,đúng đắn và phù hợp với tình hình.

Hai là,Phải bám sát Chương trình làm việc toàn khoá của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng,Bộ Chính trị,Ban Bí thư để xây dựng và thực hiệncho bằng đượcchương trình công tác hằng năm,hằng quý,hằng tháng,hằng tuần theođúngkế hoạch;đồng thờinhạy bén,linh hoạt,kịp thời điều chỉnh,bổ sung vào chương trình công tác những công việc hệ trọng,phức tạp,mới phát sinh trên các lĩnh vực để kịp thời lãnh đạo,chỉ đạo có hiệu quả toàn diện mọi hoạt độngtrongđời sống xã hội. Cần tiếp tục phát huy điểm mới trong nhiệm kỳ XIII,đó là:Bộ Chính trị,Ban Bí thư đã chỉ đạo tổ chức nhiều hội nghịcán bộtoàn quốc (trực tiếp,trực tuyến) để triển khai,quán triệt nhanh,đồng bộ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng,các nghị quyết của Trungương và Bộ Chính trị toàn diện ở tất cả các ngành,cáclĩnh vực,cácđịa bàn,theo cả chiều dọc và chiều ngang;thống nhất từTrungương đến địa phương và giữa các địa phương trong các vùng,miền.Định kỳ hằng tháng hoặc khi cần thiết,các đồng chí lãnh đạo chủ chốt đều họp để nắm bắt toàn diện,cụ thể,thực chất tình hình;trao đổi,bàn bạc,thống nhất quan điểm,chủ trương,định hướng chỉ đạo những vấn đề lớn,hệ trọng,cấp bách của Đảng,của Đất nước;đôn đốc,kịp thời tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc,nhằm đẩy nhanh tiến độ,hiệu quả công việc đã đề ra. Sau mỗi cuộc họp đều ban hành kết luận chỉ đạo,phân công rõ trách nhiệm thực hiện đối với từng vấn đề;góp phần quan trọng để lãnh đạo,chỉ đạo,điều hành nhất quán,thống nhất,kịp thời,chặtchẽ,đồng bộ,thông suốt,đặc biệt là trong bối cảnh phải phòng,chống dịch bệnh Covid-19và xử lý các tình huống phức tạp vừa qua;khắc phục những sự chồng lấn,trùng lắp trong lãnh đạo,chỉđạo,điều hành;tạo sự đoàn kết,thống nhất ý chí và hành độngtrong các đồng chí lãnh đạo chủ chốt;tạo sự lan toả đến Bộ Chính trị,Ban Bí thư,Ban Chấp hành Trung ươngĐảngvà cả hệ thống chính trị.

Ba là,Tập trungưu tiên ban hành đồng bộvàcó chất lượng hệ thốngpháp luật,các quy định,quy chế,quy trình công tác để thực hiệnnghiêm túc,thống nhất trong toàn Đảng vàcảhệ thống chính trị;đổi mới,nâng cao chất lượng công tác triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng;có sự phối hợp chặt chẽ,nhịp nhàng,sự vào cuộc với quyết tâm cao,nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị,sự đoàn kết nhất trí của toàn Đảng,toàn dân,toàn quân theo đúng tinh thần"Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt".

Bốn là,Tập thể Bộ Chính trị,Ban Bí thư và từng đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị,Ban Bí thưphảichấp hành nghiêm túc cácquy chế,chế độ công tác;hoạt động trên cơ sở Quy chế làm việc,Chương trình công tác toàn khoá và hằng năm.Chuẩn bị kỹ nội dung,chương trìnhcác cuộc họp;sắp xếp nội dungmột cáchkhoa học,bài bản;thời gian tương đối hợp lý;mỗi phiên họp giải quyết được nhiều vấn đề;phát huy trí tuệ tập thể,đề cao trách nhiệm cá nhân,thảo luận dân chủ,cẩn trọng,kỹ lưỡng;văn bản hoá nhanh,kịp thời các kết luận của phiên họp.

Việc phân công,phân cấp trong giải quyết công việc giữa Bộ Chính trị và Ban Bí thư,giữa tập thể Bộ Chính trị,Ban Bí thư và cá nhân các đồng chíUỷ viên Bộ Chính trị,Ban Bí thư phụ trách từng lĩnh vực và quan hệ lãnh đạo giữa Bộ Chính trị,Ban Bí thư với các Đảng đoàn,Ban cán sự đảng,cấp uỷ trựcthuộc Trung ươngcũngphải rõ ràng,cụ thể. Bộ Chính trị,Ban Bí thư giải quyết công việctheođúng thẩm quyền;báo cáo kịpthời,đầy đủ với Ban Chấp hành Trung ương Đảng những vấn đề quan trọng trước khi quyết định và những công việc Bộ Chính trị đã giải quyết giữa hai kỳ hội nghị Trung ương.

Năm là,TừngđồngchíUỷ viên Bộ Chính trị,Ban Bí thư cần phát huycao độ tinh thần nêu gương,thường xuyên tu dưỡng,rèn luyện,nâng cao đạo đức cách mạng;nghiêm túc tự soi,tự sửa,tự phê bình và phê bình;giữ vững kỷ luật,kỷ cương,tự giác nhận trách nhiệm chính trị lĩnh vực mình phụ trách;kiên quyết đấu tranhchống chủ nghĩa cá nhân vàcácbiểu hiện tiêu cực khác;giữ gìnsựđoàn kết nội bộ;tư tưởng,chính trị vững vàng,quan điểm đúng đắn;gương mẫu về đạo đức,lối sống trong công tác,trong cuộc sống của bản thân,gia đình và người thân. Hết sức tránh tình trạng"Chân mình còn lấm bê bê;Lại cầm bó đuốc đi rê chân người!".

Trên cơ sở đó,tập trung ưu tiên triển khai thực hiện thật tốt những nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Thứ nhất,về phát triển kinh tế:Cần tiếp tục quán triệt thật sâu sắc,tổ chức thực hiện thật nghiêm,thật tốt các chủ trương,đường lối của Đảng và luật pháp,chính sách của Nhà nước về phát triển nhanh và bền vững. Chú trọng củng cố,tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô,kiểm soát lạm phát,nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế trên cơ sở lành mạnh hoá,giữ vững sự phát triển ổn định,an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng,thị trường tiền tệ,thị trường bất động sản,thị trường chứng khoán,trái phiếu doanh nghiệp. Tập trung ưu tiên cải thiện môi trường đầu tưkinh doanh;giải quyết có hiệu quả những khó khăn,hạn chế,yếu kém,cả trước mắt lẫn lâu dàicủa nền kinh tế để giữ vững đà phục hồi,tăng trưởng nhanh và bền vững,thực chất hơn;tạo chuyển biến mạnh hơn trong việc thực hiện các đột phá chiến lược,cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng,nâng cao năng suất,chất lượng,hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia,phát triển kinh tế số,xã hội số,kinh tế xanh,kinh tế tuần hoàn,... gắn với tăng cường quản lý tài nguyên,bảo vệ môi trường.

Thứ hai,về phát triển văn hoá,xã hội:Cần quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hoá,xã hội,hài hoà và ngang tầm với phát triển kinh tế;bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội;không ngừng nâng cao đờisống vật chất và tinh thần củaNhân dân. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân,người lao độngmất việc làm vàdoanh nghiệp gặp khó khăn. Chăm lo đời sống người có công với cách mạng,người có hoàn cảnh khó khăn;xây dựng nông thôn mới,đô thị văn minh,gắn với bảo tồn,phát huy các giá trị,bản sắc văn hoá nông thôn,đô thị,giải quyết việc làm,giảm nghèo bền vững;ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chươngtrình,đề án,chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi,vùng sâu,vùng xa,biên giới,hải đảo. Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phòng,chống dịch bệnh;nâng cao chất lượng khám,chữa bệnh,chăm sóc,bảo vệ sức khoẻ choNhân dân;bảo đảm vệ sinh,an toàn thực phẩm. Nâng cao hiệu quả của các thiết chế văn hoá,nhất là ở các khu công nghiệp,khu đô thị mới;bảo tồn và phát huy các giá trị di sản,văn hoá tốt đẹp. Xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh;ngănchặn sự suy thoái về đạo đức,lối sống và quan tâm hơn nữa đếnviệc phòng,chống bạo lực gia đình,xâm hại trẻ em và tệ nạn xã hội.

Thứ ba,về quốc phòng,an ninh,đối ngoại:Cần tiếp tục củng cố,tăng cường tiềm lực quốc phòng,an ninh;giữ vững ổn định chính trị,trật tự,an toàn xã hội;nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Chủ động phòng ngừa,kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch,phản động;tuyệt đối không để bị động,bất ngờ trong mọi tình huống. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị,trật tự,an toàn xã hội;tích cực đấu tranh phòng,chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội;thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh mạng,an toàn giao thông,phòng,chống cháy,nổ.

Tổ chức thật tốt các hoạt động đối ngoại,nhất là đối ngoại cấp cao;chủ động,tích cực,làm sâu sắc,thực chất hơn nữa quan hệ với các đối tác;đẩy mạnh đối ngoại đa phương;giữ vững đường lối đối ngoại độc lập,tự chủ,hoà bình,hợp tác và phát triển;đa phương hoá,đa dạng hoá các quan hệ quốc tế;chủ động,tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng,lấy lợi ích quốc gia,dân tộc là trên hết,trước hết. Triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại đã ký kết,tranh thủ tối đa lợi ích mà các hiệp định này có thể đem lại.

Thứ tư,về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị:Cần tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng,chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch,vững mạnh,đặc biệt là hệ thống các cơ quan lập pháp,hành pháp và tư pháp từ Trung ương đến địa phương. Xây dựng Chính phủ,chínhquyền các địa phương thật sự trong sạch,liêm chính,vững mạnh,hoạt động hiệu lực,hiệu quả. Cụ thể là,phải có chương trình,kếhoạch triển khai thực hiện một cách nghiêm túc,ráo riết,có kết quả cụ thể cácnghị quyết,kết luậncủa Trung ương về vấn đề này,nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII và Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII về đẩy mạnh xây dựng,chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị;kiên quyết ngăn chặn,đẩy lùi,xử lý nghiêm những cán bộ,đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị,đạo đức,lối sống,có biểu hiện"tự diễn biến", "tự chuyển hoá",gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh.

Làm tốt hơn nữacông tác cán bộđể lựa chọn,bố trí đúngnhững người thật sự có đức,có tài,liêm chính,tâm huyết;thậtsự vì nước,vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy nhà nước. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người sa vào tham nhũng,hư hỏng;chống mọi biểu hiện chạy chức,chạy quyền,cục bộ,ưu ái tuyển dụng người nhà,người thân không đủ tiêu chuẩn. Phát huy dân chủ,nâng cao ý thức trách nhiệm,nêu gương;tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ,công chức,viên chức. Có cơ chế,chính sách khuyến khích,bảo vệ những người năng động,sáng tạo,dám nghĩ,dám làm,dám chịu trách nhiệm. Siết chặt kỷ luật,kỷ cương;thường xuyên kiểm tra,đôn đốc,tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực thicông vụ;nâng cao đạo đức,văn hoá,tính chuyên nghiệp của cán bộ,công chức,viên chức. Kiên trì,kiên quyết đấu tranh phòng,chống tham nhũng,tiêu cực gắn với việc đẩy mạnh xây dựng,hoàn thiện luật pháp,cơ chế,chính sách để"không thể,không dám,không muốn tham nhũng".

Thứ năm,về chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp,tiến tới Đại hộiđại biểutoàn quốc lần thứ XIV của Đảng:Các Tiểu ban chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng cần khẩn trương,nghiêm túc chủ trì,phối hợp với các ban,bộ,ngành Trung ương và các cấpuỷ,chính quyền các địa phương tiến hành tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn qua 40 năm đổi mới,tập trung vào 10 năm gần đây;xây dựngcó chất lượngdự thảocácvăn kiện trìnhđại hội đảng bộ các cấp vàtham gia góp ý hoàn thiện dự thảo các văn kiện trìnhĐại hộiđại biểutoàn quốc lần thứXIV của Đảng;làm tốt hơn nữa công tácxây dựng quyhoạchvà công táccán bộ lãnh đạo các cấp,đặc biệt là công tác quy hoạchvà công tác cán bộBan Chấp hành Trung ươngĐảng,Bộ Chính trị,Ban Bí thư khoá XIV,nhiệm kỳ 2026 - 2031;chuẩn bịvà tiến hành thật tốtđại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 -2030,tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

* *​*

Tự hào,tin tưởng vào Đảng quang vinhqua 30 năm kể từ ngày thành lập,nhà thơTốHữu,nhà thơ cách mạng nổi tiếng của chúng ta đã có tác phẩm bất hủ"30 năm đời ta có Đảng",trong đó có đoạn viết:

"Đảng tađó,trăm taynghìn mắt

Đảng ta đây,xươngsắtda đồng

Đảng ta,muôn vạn công nông

Đảng ta,chung mộttấm lòng niềm tin"

Niềm tự hào,niềm tin đó của Nhân dântađối với Đảng từng bướcđược vun đắp,nâng cao,ngày càng bền chặthơnqua suốt chặng đườngcách mạng vẻ vangcủa Đảngtừ năm 1930 đến nay với những kết quả,thành tựu mà toàn Đảng,toàn dân,toàn quân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã nỗ lựcphấn đấuđạt được trongđấu tranh cách mạng giành chính quyền;kháng chiến kiến quốc;xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc;đấu tranh giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước;khắc phụchậu quả chiến tranh,bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,từngbước đi lên chủ nghĩa xã hội;và trongtiến hành công cuộc đổi mới,xây dựng đất nước tangày càngđàng hoànghơn,to đẹp hơn;mở rộng quan hệ đối ngoại,chủ động,tích cực hội nhập quốc tế toàn diện,sâu rộng;góp phần làm chođất nước ta có được cơ đồ,tiềm lực,vị thế và uy tín quốc tế nhưngày nay.

Tiếp tục trênchặng đườngvinh quangdưới lá cờ vẻ vang của Đảng,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vô cùng yêu dấu của chúng ta ngàycàng đàng hoàng hơn,to đẹp hơn,Đảng ta,Đất nước ta và Dân tộctasẽtiếp tụchướng tớinăm 2030,kỷ niệm 100 nămNgày thành lập Đảng,nước ta trở thành nước có công nghiệp hiện đại,thu nhập trung bình cao;vàđếnnăm 2045,kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển,thu nhập cao;xây dựng đấtnước Việt Namta ngày càng"cường thịnh,phồn vinh,văn minh,hạnh phúc",vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tựhào về Đảng quang vinh,Bác Hồ vĩ đại và Dân tộc Việt Nam anh hùng;tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cách mạng chân chính và sức mạnh đại đoàn kết toàndân tộc Việt Namvăn hiến vàanh hùng,toàn Đảng,toàn dân,toàn quântaquyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh,văn minh,văn hiến và anh hùngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198437